Phụ khoa hôm nay

Đây là chuyên khoa có chức năng chẩn khám, điều trị nội khoa lẫn phẫu thuật ngoại khoa các bệnh lý phụ khoa lành tính, các bệnh lý cấp cứu và các bệnh liên quan tới nội tiết sinh sản. Các bệnh lý phụ khoa được ứng dụng điều trị nội tiết như rong kinh, băng huyết, vô kinh, rối loạn nội tiết (vị thành niên và mãn kinh), sẩy thai liên tiếp, điều hoà sinh sản, nạo thai dưới 3 tháng tuổi, phá thai to, hút thai khó dưới 12 tuần. Phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng cắt tử cung, bóc u xơ, soi buồng tử cung,...Phương pháp ngoại khoa truyền thống được thực hiện trong phẫu thuật đường âm đạo, cắt tử cung đường âm đạo, các phẫu thuật trong dị dạng sinh dục, sa sinh dục, u nang buồng trứng,...

Có chu kỳ kinh nguyệt bất thường trong vòng nhiều tháng, người phụ nữ này đi khám thì biết được nguyên nhân nằm trong não

Mọi người đừng nên chủ quan bỏ qua dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt như người phụ nữ này.

Kinh nguyệt không đều là hiện tượng hầu hết các chị em đã từng gặp phải. Cách duy nhất để biết tình trạng này có đáng lo ngại hay không là đến khám bác sĩ. Mỗi người có một chu kỳ kinh nguyệt khác nhau nhưng nhìn chung thường nằm trong khoảng từ 21 đến 35 ngày.

Lauren Topor, 27 tuổi, một nhiếp ảnh gia kiêm nhà văn tự do ở Phoenix, Arizona, nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt của bản thân thay đổi thất thường vào đầu xuân năm 2018. Không những vậy, cô còn gặp phải một loạt các triệu chứng như đau bụng dữ dội, bùng phát mụn nang và mệt mỏi cực độ xảy ra ngoài chu kỳ. Dưới đây là chia sẻ của Topor về căn bệnh hiếm gặp cô phải đối mặt này:

Dấu hiệu bất thường

Vào thời điểm đó, tôi chỉ nghĩ hiện tượng kinh nguyệt không đều bắt nguồn từ chế độ ăn uống hoặc stress. Mọi thứ sẽ trở lại bình thường nếu tôi thay đổi lối sống như tránh tiêu thụ đường sữa, gluten. Tuy nhiên, thời gian đã chứng minh việc làm này không đem lại hiệu quả.

Bốn tháng sau kể từ khi những triệu chứng bất thường xuất hiện, tôi bắt đầu lo lắng và tìm đến chuyên gia “Google” để được giúp đỡ. Thông qua một số bài viết, tôi cho rằng bản thân đang mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), một tình trạng rối loạn nội tiết tố làm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.

Tháng 6 cùng năm, tôi đến bệnh viện và làm nhiều xét nghiệm, bao gồm xét nghiệm máu. Kết quả cho thấy trong máu của tôi có chứa hàm lượng prolactin cao, một loại hormone kích thích cơ thể sản xuất sữa mẹ khi mang thai. Sau đó, bác sĩ nghi ngờ tôi có một khối u trong não và cần phải làm xét nghiệm thêm. Rời khỏi bệnh viên, tôi bị nhấn chìm trong dòng suy nghĩ và sự lo lắng.

Một tuần rưỡi sau đó tôi trở lại xét nghiệm máu. Kết quả vẫn cho thấy nồng độ prolactin trong cơ thể cao hơn bình thường. Giai đoạn tiếp theo là chụp cộng hưởng từ và lần này bác sĩ đã phát hiện có một khối u trong não của tôi.

Căn bệnh hiếm gặp

Prolactinoma là một khối u nhỏ, lành tính phát triển trong tuyến yên của não. Hiện nay các chuyên gia chưa thể lý giải tại sao chúng lại xuất hiện ở một số người. Nếu không được điều trị, khối u này có thể phá hủy hormone, làm tăng nồng độ prolactin và ức chế hormone giới tính như estrogen. Tôi có thể cảm nhận rõ tác động của khối u này tới hormone trong cơ thể qua những triệu chứng gặp phải trong thời gian qua. Trên thực tế, theo thời gian, khối u thậm chí còn có khả năng phát triển và tác động đến thị lực.

Sau khi được chẩn đoán mắc prolactinoma, tôi đã tìm đến nhiều chuyên gia y khoa khác nhau để được tư vấn. Lựa chọn cuối cùng của tôi là điều trị ở Viện Mayo vì một người bạn giới thiệu nơi này có dịch vụ chăm sóc tốt và nhiều bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị ung thư.

Chuyển biến tích cực

Trong suốt một tháng, tôi nhận được lời tư vấn từ ba bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật, thần kinh và nội tiết. Từng người trong số họ giải thích những gì đang diễn ra trong cơ thể tôi một cách chi tiết dựa trên kết quả xét nghiệm và ảnh chụp não.

Vì khối u quá nhỏ nên không thể phẫu thuật, các bác sĩ cho rằng cách điều trị tốt nhất là dùng một loại Thu*c giúp giảm nồng độ prolactin, ngăn chặn sự phát triển và thậm chí làm thu nhỏ khối u.

Rất có thể tôi sẽ phải dùng Thu*c này trong suốt quãng đời còn lại để kiểm soát khối u. Tôi cũng cần đổi Thu*c hoặc ngừng uống trong một thời gian nếu muốn có con. Căn bệnh này đã tạo cho tôi thói quen đi khám định kỳ sáu tháng một lần để xét nghiệm máu và chụp cộng hưởng từ hàng năm nhằm theo dõi khối u.

Trong những ngày đang điều trị, dù không thể quay trở lại như trước khi mắc bệnh, chu kỳ kinh nguyệt của tôi đã cải thiện đáng kể. Mụn cũng mờ dần sau vài tháng. Dù uống Thu*c gây nên một số tác dụng phụ như đau đầu và buồn ngủ, tôi không còn cảm thấy vô cùng mệt mỏi như trước nữa.

Kinh nghiệm đáng quý

Kể từ thời điểm đầu tiên được chẩn đoán mắc prolactinoma, tôi gặp phải không ít khó khăn khi tìm hiểu những thông tin liên quan tới căn bệnh này. Do đó, tôi rất muốn chia sẻ kinh nghiệm của bản thân tới những người khác cũng đang gặp phải hoàn cảnh giống như vậy. Họ có thể coi đây là những lời khuyên hữu ích từ người đi trước để từ đó rút kinh nghiệm, lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Cuối cùng, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn đừng ngại ngần đi khám. Bác sĩ đôi khi có thể chẩn đoán nhầm và chỉ có bạn mới là người hiểu bản thân bạn nhất.

Theo Womanhealth

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/co-chu-ky-kinh-nguyet-bat-thuong-trong-vong-nhieu-thang-nguoi-phu-nu-nay-di-kham-thi-biet-duoc-nguyen-nhan-nam-trong-nao-20200628145246788.chn)

Tin cùng nội dung

  • Đèn đỏ là cách nói dân dã về kỳ kinh của người phụ nữ. Theo Nội kinh tố vấn, Thiên thượng cổ thiên chân luận sách Tố vấn chép: “Con gái 7 tuổi thận khí thịnh, răng thay, tóc dài. 14 tuổi (2 x 7) thì có thiên quý, mạch nhâm thông, mạch thái xung thịnh. Kinh nguyệt ra đúng kỳ”.
  • Khi hành kinh, phụ nữ luôn cảm thấy mệt mỏi, vì bị mất máu nhiều. Những món cháo dễ thực hiện, dễ ăn, nhất là vào những ngày hè nóng nực, sẽ là bài Thu*c hữu hiệu cho phụ nữ khi đến tháng. Sau đây Mạng Y Tế xin mời các bạn tham khảo nhé.
  • 5 bài tập đơn giản và hiệu quả sau cho cả nam và nữ nhằm mang đến cho bạn sức khỏe dẻo dai và vòng hai gọn gàng.
  • Khi thấy có những dấu hiệu dưới đây phụ nữ không nên bỏ qua:
  • Bia không chỉ là đồ uống được nam giới ưa chuộng mà còn rất tốt cho sức khỏe phụ nữ nếu biết sử dụng hợp lý.
  • Chứng can huyết hư trước hết là do mất huyết quá nhiều, hoặc nguồn sinh hóa ra huyết kém, hoặc do ốm đau lâu ngày can huyết bị hao thương, khi can huyết bất túc, cân mạch mất đi sự nuôi dưỡng, dẫn đến cân mạch co rút, mắt kém, móng tay, móng chân giòn dễ gãy, chất lưỡi nhợt, mạch huyền tế...
  • Dự thảo luật Dân số đang được đưa ra lấy ý kiến quy định phụ nữ có quyền được Ph* thai theo nguyện vọng nếu thai dưới 12 tuần tuổi, trừ trường hợp Ph* thai để lựa chọn giới tính thai nhi, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
  • Theo Đông y, ba kích có vị cay, chát, ngọt, tính ôn, vào kinh thận. Có tác dụng ấm thận, tráng dương, khỏe gân cốt, giảm đau nhức xương, khớp./ Chinh phục bạn tình nhờ ba kích tím
  • Chúng ta thường căn cứ vào thói quen và sở thích để lựa chọn ăn trứng nào, mà ít ai biết được thành phần dinh dưỡng và công dụng của từng loại cụ thể.
  • Theo Y học cổ truyền, kinh nguyệt không đều là do tuổi vị thành niên chức năng tiêu hóa bị trục trặc, cản trở sự hấp thu dinh dưỡng, khiến cơ thể phát dục không đầy đủ, chức năng sinh sản chưa hoàn thiện. Các chấn động về tinh thần, tình cảm cũng có thể là một trong những nguyên nhân.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY