Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Dây thần thông, Rễ gió - Tinospora cordiflolia (Willd.) Miers

Dược liệu Dây thần thông có Vị rất đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng tả thực nhiệt, khử tích trệ, tiêu ứ huyết, tán ung độc, lợi tiểu, hạ nhiệt, thông kinh, lợi tiêu hoá. Thường dùng làm Thu*c bổ đắng, chữa sốt rét mới phát hay kinh niên (như Dây cóc) chữa viêm họng, no hơi đầy tức, đại tiện táo bón, bế kinh, kinh nguyệt không đều. Còn dùng trị thấp khớp, đái đường.
Dây thần thông, Rễ gió - Tinospora cordiflolia

Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Dây thần thông

Dây thần thông, Rễ gió - Tinospora cordiflolia (Willd.) Miers, thuộc họ Tiết dê - Menispermaceae.

Mô tả: Dây leo gần như là cây thảo, có thân xốp, có khía, ít sần sùi (không có mụn nhiều như Dây cóc). Lá có cuống, hình trái xoan - tim, gần hình mắt chim với một mũi nhọn rất nhẵn, dài 8cm, rộng 7cm, gân sơ cấp 5-7, gân giữa với 1 cặp gân bên, dính liền với các gân con thành những mắt lưới hình đa giác; cuống mảnh, nhẵn, ngắn hơn phiến. Hoa từng nhóm 3-4 cái xếp thành 1-2 chùm ở nách lá. Quả đỏ, hình trứng, chứa một hạt dẹp.

Cây ra hoa tháng 12.

Bộ phận dùng: Thân và rễ - Caulis et Radix Tinosporae.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Đông Dương và Ấn Độ, mọc hoang ở vùng rừng núi, có khi thấy trên đất mùn núi đá, cũng thường được trồng. Thu hái thân dây và rễ quanh năm, dùng tươi hay cắt ngắn phơi khô dùng dần. Khi dùng có thể ngâm nước vo gạo hoặc nước tiểu trẻ em.

Thành phần hoá học: Người ta đã chiết được từ cây những chất đắng Tinosporin và berberin; thân tươi chứa một glucosid là giloin; còn có giloinin và gino-stercol.

Tính vị, tác dụng: Vị rất đắng, tính hàn, không độc, có tác dụng tả thực nhiệt, khử tích trệ, tiêu ứ huyết, tán ung độc, lợi tiểu, hạ nhiệt, thông kinh, lợi tiêu hoá.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng làm Thu*c bổ đắng, chữa sốt rét mới phát hay kinh niên (như Dây cóc) chữa viêm họng, no hơi đầy tức, đại tiện táo bón, bế kinh, kinh nguyệt không đều. Còn dùng trị thấp khớp, đái đường. Ở Ấn Độ, người ta dùng dây chữa sốt rét có chu kỳ, dùng giải nhiệt do sốt; bột rễ và thân chế Thu*c bổ dưỡng dùng trị ỉa chảy và lỵ mạn tính. Dây tán bột rồi hãm uống dùng làm Thu*c giải khát và K*ch d*c. Dịch lá tươi có tác dụng lợi tiểu được dùng để trị bệnh lậu.

Cách dùng: Thường dùng sắc uống hay ngâm rượu uống. Có thể dùng dạng cồn Thu*c. Ngâm 100g thân cây trong 500cc rượu 20 độ trong lọ kín trong vòng 1 tuần lễ. Chiết ra và thêm rượu cho đủ 500cc rồi lọc. Ngày dùng 30-90cc.

Dược liệu thân cây Dây thần thông tươi

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-day-than-thong-re-gio-tinospora-cordiflolia-willd-miers)

Tin cùng nội dung

  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật mới đây, những người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 nếu ăn mặn, lạm dụng muối có nguy cơ bị biến chứng bệnh tim cao gấp 2 lần so với nhóm không lạm dụng muối.
  • Từ trái quất nhỏ bé người ta cũng có thể dùng để làm gia vị cho món ăn hoặc làm thành thứ nước giải khát rất hấp dẫn trong những ngày nắng nóng.
  • Uống một ly sữa nóng không chỉ cung cấp năng lượng mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Sữa chứa nhiều canxi, protein, vitamin, phospho, kali…
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Theo Đông y, dinh dưỡng hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường là cả một nghệ thuật.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Theo Y học cổ truyền, kinh nguyệt không đều là do tuổi vị thành niên chức năng tiêu hóa bị trục trặc, cản trở sự hấp thu dinh dưỡng, khiến cơ thể phát dục không đầy đủ, chức năng sinh sản chưa hoàn thiện. Các chấn động về tinh thần, tình cảm cũng có thể là một trong những nguyên nhân.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY