Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Đuôi chuột, Mạch lạc, Giả mã tiên, Hải tiên - Stachytarpheta jamaicensis (L.,) Vahl

Theo y học cổ truyền, dược liệu Đuôi chuột có vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu. Thường dùng chữa: Nhiễm trùng đường tiết niệu; Đau gân cốt do thấp khớp; Viêm kết mạc cấp; viêm hầu; Lỵ ỉa chảy; Cảm lạnh, ho.

1.Hình ảnh cây Đuôi chuột

2.Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Đuôi chuột

Đuôi chuột, Mạch lạc, Giả mã tiên, Hải tiên - Stachytarpheta jamaicensis (L.,) Vahl, thuộc họ Cỏ roi ngựa - Verbenaceae.

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm, cao đến 2m. Thân màu lục tím, có 4 cạnh. Lá mọc đối, hình bầu dục, mép có răng, dài 3-8cm, rộng 2-4cm, cuống lá 2-5cm. Cụm hoa bông mọc đứng ở ngọn cây dài 20-40 cm, nom như cái đuôi chuột. Hoa gắn trong trục lõm; lá bắc của hoa cao 5-10mm, mép có răng; đài hoa có 5 răng; tràng hoa màu lơ (có khi trắng) chia 2 môi, dài 8-10mm; nhị thụt; bầu 2 ô. Quả nang cao 4-5mm, mang đài tồn tại chứa 2 hạt.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Stachytarphetae.

Nơi sống và thu hái: Cây của Mỹ châu nhiệt đới, được phát tán vào nước ta, thường gặp mọc ở các bãi hoang, dọc đường đi và quanh làng xóm. Thu hái toàn cây quanh năm. Rửa sạch, cắt khúc rồi phơi khô.

Thành phần hoá học: Trong cây có một chất glucosidic.

Tính vị, tác dụng: Đuôi chuột có vị đắng, tính lạnh; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa 1. Nhiễm trùng đường tiết niệu; 2. Đau gân cốt do thấp khớp; 3. Viêm kết mạc cấp; viêm hầu; 4. Lỵ ỉa chảy; 5. Cảm lạnh, ho. Dùng 15-30g, dạng Thu*c sắc. Dùng ngoài trị mụn nhọt và viêm mủ da, chấn thương bầm giập. Cây được dùng ở Brazin, dùng ngoài trị loét có mủ, dùng trong trị sốt và viêm thấp khớp, ở Guyana dùng trị lỵ.

Đơn Thu*c:

1. Viêm hầu họng: Đuôi chuột tươi, giã nát, thêm đường, dùng ngậm nuốt nước.

2. Mụn nhọt, viêm mủ da: Đuôi chuột 90g, Ngưu tất 60g. Bọ mắm 60g, giã chung và đắp ngoài.

3. Chấn thương bầm giập: Đuôi chuột, Cỏ cứt lợn, mỗi thứ một ít, giã chung rồi đắp.

4. Tẩy giun cho trẻ em, dùng nước sắc rễ Đuôi chuột, thêm nước ép lá (dịch lá) cho uống.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-duoi-chuot-mach-lac-gia-ma-tien-hai-tien-stachytarpheta-jamaicensis-l-vahl)

Tin cùng nội dung

  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Nhân dân ta và Trung Quốc thường chế ké đầu ngựa thành cao thương nhĩ thường gọi là vạn ứng cao.
  • Bí đao còn gọi là bí xanh, các bộ phận của cây bí đao cho ta nhiều vị Thu*c quý: quả bí với tên Thu*c đông qua, vỏ quả - đông qua bì, hạt bí - đông qua tử, lá bí - đông qua diệp, dây bí - đông qua đằng.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Tôi hay bị nổi nhọt, rất đau. Bạn tôi nói mụn nhọt rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm trùng máu. Xin cho biết điều này có đúng? Cách xử trí khi bị nhọt.
  • Theo Đông y, toàn bộ cây hoa gạo đều được sử dụng làm Thu*c, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng…
  • Mụn nhọt là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở các lỗ chân lông hay tuyến bã nhờn; YHCT có tên gọi chung là “sang, hung, thù...”. Nguyên nhân do hỏa độc gây ra, một số trường hợp hay tái phát là do huyết nhiệt.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY