Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Duối hay Ruối, Duối nhám- Streblus asper Lour

Theo Đông Y Duối có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, cầm máu, sát trùng. Thường dùng: Lá sao vàng chữa băng huyết, kiết lỵ. Lá non giã đắp trị vết thương chảy máu (thêm ít vôi tôi). Nhựa mủ Duối dùng dán hai bên thái dương chữa nhức đầu; cũng dùng chữa đinh sang, lở chốc; Vỏ Duối dùng chữa sâu răng, đau bụng, sốt, đi ỉa chảy, lỵ, trị được ho và lao phổi, phong thấp đau nhức, chó dữ cắn và đắp bó chữa gẫy xương...

1.Cây Duối hay Ruối, Duối nhám- Streblus asper Lour., thuộc họ Dâu tằm - Moraceae.

Hình ảnh quả Duối chín vàng ăn rất ngon

Duối hay duối nhám, duối dai, Tên khoa học: Streblus asper, là một loại cây mộc, cỡ trung bình với bản địa ở vùng đất khô miền Đông Nam Á, Philippin, Hoa Nam và Ấn Độ.

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu duối

Mô tả: Cây nhỏ, cao 4-5m. Thân và cành khúc khuỷu. Lá mọc so le, hình trứng, cứng, ráp, mép khía răng. Hoa đơn tính khác gốc. Cụm hoa đực dạng đầu có cuống, đính ở dưới những cành ngắn, gồm 10-12 hoa. Cụm hoa cái chỉ có 1 hoa. Quả mọng màu vàng, gắn trên đài tồn tại.

Mùa hoa quả tháng 6-11.

Bộ phận dùng: Vỏ rễ, vỏ thân, lá và mủ - Cortex Radicis, Cortex, Folium et Latex Strebli Aspris.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Xri Lanca, Mianma, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Malaixia, Inđônêxia, Philippin và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc hoang ở vùng đồi núi và thường được trồng làm hàng rào ở khắp nơi; trồng bằng gieo hạt hoặc bằng cành. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm; mủ dùng tươi, các bộ phận khác rửa sạch, thái ngắn, phơi khô, sao vàng.

Thành phần hoá học: Trong mủ có nhựa và một ít cao su; ở mủ đông đặc, tỷ lệ nhựa là 76%, cao su là 23%. Nhựa có tác dụng làm đông mủ. Vỏ chứa một chất đắng, còn có một glucosid là streblosid.

Tính vị, tác dụng: Duối có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thông huyết, cầm máu, sát trùng. Người ta nhận thấy chất đắng của vỏ có tác dụng đối với cơ tim tương tự như adrenalin. Streblosid có thể so sánh với digitoxin.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả chín ăn ngọt và thơm. Lá Duối dùng để đánh bóng đồ gỗ. Gỗ mịn, trắng, mềm, đẹp thường dùng để khắc dấu, tiện đồ đạc. Vỏ chứa nhiều xơ dùng dệt túi, làm nguyên liệu chế bông nhân tạo và làm giấy. Lá làm thức ăn cho gia súc.

Nhiều bộ phận được dùng làm Thu*c:

1. Lá Duối: chữa trâu bò đau bụng ỉa chảy và xoa bóp chữa bại liệt; còn dùng chữa nắng nóng. Lá sao vàng chữa băng huyết, kiết lỵ. Lá non giã đắp trị vết thương chảy máu (thêm ít vôi tôi).

2. Nhựa mủ Duối dùng dán hai bên thái dương chữa nhức đầu; cũng dùng chữa đinh sang, lở chốc;

3. Vỏ Duối dùng chữa sâu răng, đau bụng, sốt, đi ỉa chảy, lỵ, trị được ho và lao phổi, phong thấp đau nhức, chó dữ cắn và đắp bó chữa gẫy xương;

4. Cành và rễ thái mỏng sắc uống làm Thu*c thông tiểu chữa bụng trướng. Vỏ rễ chữa đái đục, bí đái.

Liều dùng 12-20g dưới dạng Thu*c sắc để uống và ngậm. Dùng ngoài lấy lượng vừa đủ.

Ở Ấn Độ, nước sắc vỏ dùng chữa sốt, lỵ và ỉa chảy. Rễ dùng đắp trị mụn nhọt mưng mủ và viêm; cũng dùng trị rắn cắn. Nhựa mủ sát trùng, làm se, dùng đắp nứt nẻ ở tay và ở gót chân.

Đơn Thu*c:

1. Chữa phù thũng: Dùng lá Duối 12g, vỏ Bưởi (sao vàng) 12g, vỏ Quýt 12g, cây Bố rừng 12g, vỏ Tỏi 10g, củ Sả 10g. Đổ 600ml nước sắc còn 200ml, uống mỗi thang 2 nước trong 1 ngày.

2. Đái đục: Dùng vỏ rễ Duối, vỏ rễ Nhót, mỗi vị 20g, sắc uống.

3. Bó gãy xương: Dùng vỏ Duối giã nhỏ với lá Thanh táo, dây Tơ hồng và Chuối tiêu đắp bó.

4. Sâu răng: Dùng vỏ Duối sắc đặc ngâm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-duoi-hay-ruoi-duoi-nham-streblus-asper-lour)

Tin cùng nội dung

  • Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, nước ta rất dồi dào về nguồn nguyên liệu dược phẩm. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn nguồn dược liệu phục vụ bào chế, sản xuất Thu*c tân dược, Thu*c Đông y...
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Theo y học cổ truyền, duối có vị đắng, chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, thông huyết, cầm máu và sát khuẩn.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY