Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Cây dược liệu cây Hoa hồng - Rosa chinensis Jacq

Theo Đông Y, Hoa hồng có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Hoa dùng chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đinh nhọt và viêm mủ da, bệnh bạch hầu lao cổ.

1.Hình ảnh cây Hoa Hồng

2.Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Hoa Hồng

Hoa hồng - Rosa chinensis Jacq., thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.

Mô tả: Cây bụi mọc đứng hay trườn, cao 0,5-1,5m. Cành non có gai cong. Lá kép lông chim có 5-7 lá chét, nhẵn cả hai mặt, hình bầu dục mũi mác; lá kèm dính liền với cuống thành những cánh hẹp có răng tuyến nhỏ. Hoa họp thành ngù thưa ở ngọn hoặc mọc đơn độc ở nách lá. Hoa to, có màu sắc thay đổi (trắng, hồng, đỏ) có mùi thơm. Đế hoa lõm mang 5-6 lá đài, 5 cánh hoa, nhiều nhị và nhiều lá noãn rời. Các lá noãn rời này biến đổi thành những quả bế tụ lại trong đế hoa cũng tạo thành một quả giả hình trứng ngược hoặc gần hình cầu.

Cây ra hoa quanh năm, chủ yếu từ tháng 5-9.

Bộ phận dùng: Hoa - Flos Rosae Chinensis; thường gọi là Nguyệt quý hoa. Rễ và lá cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Đông Á, được nhập trồng để làm cảnh vì hoa đẹp. Thu hái chồi, hoa từ tháng 5 tới tháng 9. Thu hái rễ vào xuân thu, rửa sạch phơi khô. Lá thường dùng tươi.

Thành phần hóa học: Trong hoa có dầu với tỷ lệ 0,013-0,15% mà thành phần chủ yếu gồm l-citronellol 23,89, geraniol 12,78, phenethyl alcol 16,36, steroptenes 22,1%.

Tính vị, tác dụng: Hoa hồng có vị ngọt, tính ấm; có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hoa dùng chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, đinh nhọt và viêm mủ da, bệnh bạch hầu lao cổ. Dùng 2-10g hãm uống hoặc tán bột uống. Bột Hoa hồng dùng cầm máu, chữa băng huyết, ỉa lỏng. Dùng cẩn thận trong trường hợp tiêu hoá khó khăn. Người có thai không dùng. Rễ dùng chữa đòn ngã tổn thương, bạch đới, di tinh. Dùng 10-15g, dạng Thu*c sắc. Lá dùng chữa bạch cầu lao, đòn ngã tổn thương. Đồng thời dùng hoa tươi và lá để đắp ngoài.

Đơn Thu*c:

1. Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh: Hoa hồng, ích mẫu, mỗi vị 10g, sắc uống.

2. Bạch đới: Rễ Hoa hồng 9-15g sắc uống.

3. Lao bạch cầu: Hoa hồng 9g, Hạ khô thảo 15g, sắc uống.

4. Loét lưỡi lở mồm, rộp lưỡi: Bột Hoa hồng, ngâm với rượu, rồi đun nhỏ lửa cho thành cắn sền sệt trộn với mật ong bôi ngoài.

5. Ho của trẻ em: Hoa hồng bạch, hấp với đường phèn cho uống ít một.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-hoa-hong-rosa-chinensis-jacq)

Tin cùng nội dung

  • Hoa hồng được mệnh danh là chúa tể các loài hoa về vẻ đẹp sắc nước hương trời, nhưng nó còn có những lợi ích về sức khỏe và sắc đẹp mà ít người biết được.
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Công việc của cậu lương thưởng có khá không? - Tớ chỉ được hưởng hoa hồng theo lương tháng thôi.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền, hoa hòe vị đắng, tính hơi hàn, quy kinh can, đại tràng, có công năng lương huyết, chỉ huyết, dùng trong các trường hợp huyết nhiệt,
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Hoa hồng được trồng ở vườn nhà hoặc tự mọc. Theo Đông y, hoa hồng ngọt, ấm, hơi đắng, khí thơm, không độc. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong râm cho khô rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng để khỏi tan hương vị của hoa.
  • Theo Đông y, toàn bộ cây hoa gạo đều được sử dụng làm Thu*c, vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng…
  • Có nhiều loại hoa hồng, nhưng Đông y thường sử dụng hồng đỏ, còn gọi là mai khôi hoa, và trắng, còn gọi là hồng bạch, để làm Thuốc. Hoa hồng là một vị Thuốc thơm mát, không độc. Để làm Thuốc, người ta thường hái những đoá hoa mới nở. Khi hái hoa về, bỏ đài, cuống, phơi trong bóng râm cho khô, rồi cất vào lọ kín, không phơi nắng, để khỏi tan hương vị của hoa.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY