Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Hoàng liên gai, Hoàng mù, Hoàng mộc - Berberis wallichiana DC

Dược liệu Hoàng liên gai cũng có vị đắng, tính hàn và có tác dụng tương tự Hoàng liên. Thường dùng làm Thu*c chữa ỉa chảy, lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu. Ngày dùng 4-6g dưới dạng Thu*c sắc hoặc Thu*c viên, bột.

1.Hình ảnh cây Hoàng liên gai

2.Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu cây Hoàng liên gai

Hoàng liên gai, Hoàng mù, Hoàng mộc - Berberis wallichiana DC., thuộc họ Hoàng liên gai - Berberidaceae.

Mô tả: Cây bụi nhỏ cao 2-3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1-2cm, mọc dưới các cụm lá. Lá đơn, thuôn nhọn, dài 4-7cm, rộng 1-1,5cm, mép có răng thưa, dày cứng, không lông; gân phụ 6-7 cặp; cuống 4-6mm; Hoa nhỏ màu vàng tập hợp thành chùm hay chuỳ ngắn; cuống hoa dài 5-7 (-12)mm; lá đài 9-15 xếp 2 vòng; 6 cánh hoa xếp 2 vòng; nhị 6, có chỉ nhị xúc ứng động, bao phần mở bằng hai nắp; bầu 1 ô; noãn 1. Quả mọng, màu đỏ sau đen đen, chứa 3-4 hạt.

Hoa tháng 5-7; quả tháng 10 đến tháng 2 năm sau.

Bộ phận dùng: Rễ - Radix Berberidis. Có thể dùng cả thân.

Nơi sống và thu hái: Chỉ mới thấy ở vùng thị trấn Sa Pa (núi Hàm Rồng) và trên núi Hoàng Liên Sơn tỉnh Lào Cai ở độ cao 1.700-1.800m, cho tới 2.500m. Ở Sa Pa, người ta cũng dùng hạt để gieo trồng và sau 2-3 năm, đã có thể thu hoạch.

Thu hái rễ vào mùa thu, phơi hay sấy khô. Thân cây thu hái quanh năm, cắt ngắn, phơi khô dùng.

Thành phần hóa học: Rễ và thân chứa các alcaloid: berberin, oxyacanthin, mubellantin.

Tính vị, tác dụng: Hoàng liên gai cũng có vị đắng, tính hàn và có tác dụng tương tự Hoàng liên.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng làm Thu*c chữa ỉa chảy, lỵ, đau mắt, ăn uống kém tiêu. Ngày dùng 4-6g dưới dạng Thu*c sắc hoặc Thu*c viên, bột. Cũng có thể dùng dạng chiết xuất berberin chlorua chế thành viên 0,05g, ngày uống 2-4 viên chia làm 2 lần. Rễ ngâm rượu hoặc sắc đặc ngậm chữa đau răng hoặc dùng ngâm rượu uống chữa những triêu chứng của bệnh tăng huyết áp như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau ngang lưng. Còn dùng làm nguyên liệu chiết xuất berberin.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-hoang-lien-gai-hoang-mu-hoang-moc-berberis-wallichiana-dc)

Tin cùng nội dung

  • Chóng mặt là một loại triệu chứng có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở người cao tuổi (NCT) chiếm tỷ lệ cao hơn và nguy hiểm hơn.
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Những người có cơ địa quá mẫn cảm với thời tiết rất hay bị đau nhức đầu mỗi khi thời tiết thay đổi, dù sự thay đổi này là rất nhỏ.
  • Tôi 62 tuổi, gần đây hay bị chóng mặt, có lúc người như quay cuồng, nôn nao khó chịu, nhất là sáng ngủ dậy.
  • Mấy hôm nay, tôi bị chóng mặt, hoa mắt, nhiều khi phải nằm nghỉ trên giường vì đi lại không nổi.
  • Chóng mặt, ù tai thuộc phạm vi chứng huyễn vựng của y học cổ truyền. Nguyên nhân là do can thận âm hư...
  • Hoa mắt chóng mặt là một trạng thái bệnh lý rất hay gặp ở người thiếu máu, trúng độc, cảm cúm... Hoa mắt chóng mặt thuộc chứng huyễn vựng trong Đông y. Nguyên nhân do can thận âm hư (hư chứng) hoặc do can dương nổi lên, hỏa vượng thịnh, đàm thấp gây ra (thực chứng).
  • Theo kinh nghiệm của bà con vùng cao, cây hoàng mộc thường được dùng làm Thu*c chữa lỵ, đau răng, ăn uống không tiêu (dùng dưới dạng Thu*c sắc, hoặc tán bột uống).Cây hoàng mộc còn có tên gọi là cây hoàng mù, Đông y gọi là hoàng liên gai. Là loại cây bụi nhỏ cao 2 - 3m phân nhánh nhiều; gỗ màu vàng; cành có gai chẻ ba dài 1 - 2cm, mọc dưới các cụm lá.
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY