Lan một lá, có tên khoa học: nervilia fordii là một loài thực vật có hoa trong họ lan. loài này được (hance) schltr. mô tả khoa học đầu tiên năm 1911
Mô tả: Ðịa lan nhỏ, cao 10-30cm, sống nhiều năm, lụi vào mùa khô và mọc lên hằng năm vào mùa xuân. Thân rễ tròn dạng củ. Phần trên mặt đất rất ngắn. Chỉ có một lá duy nhất; phiến hình tim tam gác, rộng 4-8cm, trên cuống dài. Cụm hoa hình bông, thường xuất hiện trước khi mọc lá; lá bắc nhọn dài 6-7mm; hoa màu trắng, đốm tím hồng, phiến hoa hình dầm, dài 1cm, môi tam giác, thuỳ nhọn tròn, có lông dày, cột cao 5-7mm.
nơi sống và thu hái: loài phân bố ở trung quốc, việt nam, thái lan. ở nước ta lan một lá mọc trên kẽ đá, nơi rợp vùng núi đá vôi và ở nơi ẩm vùng chân núi cao bằng, lạng sơn, lào cai, hoà bình, ninh bình. thu hái vào mùa thu, rửa sạch, phơi khô, vò nhẹ rồi phơi lại. phơi và vò ngày 2-3 lần cho tới khô hẳn. cũng có thể thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Vị ngọt nhạt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, giảm ho, làm dịu đau, tán ứ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: ở nước ta đồng bào sử dụng lá làm Thu*c giải độc, nhất là ngộ độc nấm. Người ta dùng 2-3 lá phơi khô thái nhỏ, hãm với nước sôi trong ít phút rồi chiết nước uống. Ngày uống 2 lần. Người ta cũng dùng nó làm Thu*c bồi dưỡng cơ thể, Thu*c bổ và mát phổi, chữa lao phổi, ho. Ngày dùng 10-20 lá dưới dạng Thu*c sắc, Thu*c hãm, hấp đường hoặc chế biến thành cao lỏng để uống. Dùng ngoài lấy lá tươi giã nát, đắp lên các chỗ đau nhức hoặc đắp mụn nhọt các vết lở.
3. trẻ em hấp thụ kém và nuôi dưỡng kém: củ lan một lá 5-10g nấu với thịt lợn nạc hoặc trứng gia cầm và ăn như thức ăn.
Ghi chú: Ở nước ta còn có một số loài khác cùng chi như Nervilia crispata (Blunne) Schltr. N.plicata (Andr) Schltr. N.prainiana (King et Pant) Seidenf, cũng có thể sử dụng. Lan phượng vĩ