Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Ngọc lan hoa trắng - Michelia alba L

Theo đông y, dược liệu Ngọc lan hoa trắng Vị đắng, cay, hơi ấm; có tác dụng chống ho, làm long đờm lợi tiểu. Hoa có thể dùng chế nước hoa và dùng trị: Viêm phế quản, ho gà; Đau đầu, chóng mặt, đau ngực; Viêm tiền liệt tuyến, bạch đới. Ở Philippin người ta dùng nước sắc hoa cho người bị sẩy thai uống...

1.Hình ảnh hoa cây Ngọc lan hoa trắng

2.Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Ngọc lan hoa trắng

Ngọc lan hoa trắng - Michelia alba L., thuộc họ Ngọc lan - Magnoliaceae.

Mô tả: Cây gỗ to, cao 10-20m, vỏ xám. Lá to, dài, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông thưa, đầu nhọn, cuống mảnh. Hoa đơn độc ở nách lá, lá bắc có lông. Bao hoa 10-15 mảnh, hình dải, nhọn, không phân hoá thành đài và tràng, màu trắng, thơm, xếp xoắn ốc, nhị nhiều, lá noãn nhiều xếp theo đường xoắn ốc trên đế hoa đài. Quả kép hình nón, gồm nhiều đại, mỗi đại có 1-8 hạt, hình trứng.

Mùa hoa tháng 4-9.

Bộ phận dùng: - Hoa, lá, rễ - Flos, Folium et Radix Micheliae Albae.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Ấn Độ, được trồng từ lâu đời ở nước ta. Cây thường được trồng làm cảnh trong các vườn, trong công viên các thành phố, khá phổ biến ở đồng bằng miền Nam. Thu hái hoa vào mùa hè và thu trước khi hoa nở hoàn toàn, dùng tươi hay phơi khô. Rễ và lá thu hái quanh năm.

Thành phần hoá học: Hoa có tinh dầu 0,0125%, trong đó có linalol, metyl cugenol, metyl etyl, acetic ester, acid acetic. Lá cũng có tinh dầu.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay, hơi ấm; có tác dụng chống ho, làm long đờm lợi tiểu.

Công dụng:

- Hoa có thể dùng chế nước hoa và dùng trị: 1. Viêm phế quản, ho gà; 2. Đau đầu, chóng mặt, đau ngực; 3. Viêm tiền liệt tuyến, bạch đới.

Ở Philippin người ta dùng nước sắc hoa cho người bị sẩy thai uống.

- Lá dùng chưng cất tinh dầu và trị: 1. Viêm phế quản mạn tính; 2. Bệnh đường tiết niệu, giảm niệu.

- Rễ dùng trị bệnh đường tiết niệu, mụn nhọt và viêm mủ da.

Liều dùng: Hoa 6-12g; lá, rễ 15-30g, dạng Thu*c sắc. Dùng ngoài, lấy lá tươi giã đắp.

Đơn Thu*c:

1. Viêm phế quản: Ngọc lan trắng 5-7 hoa, đun sôi rồi thêm mật ong uống.

2. Viêm phế quản mạn của người già: Lá Ngọc lan tươi, lá Gừa mỗi vị 30g, Giun đất khô (Địa long) 5g, sắc nước và chia làm hai lần uống sáng chiều.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-ngoc-lan-hoa-trang-michelia-alba-l)

Tin cùng nội dung

  • Con gái tôi 8 tuổi, cháu hay bị sốt, ho, nhất là khi trời trở lạnh, đi khám kết quả là viêm phế quản cấp. Vì sao trẻ hay bị viêm phế quản, thưa bác sĩ?
  • Cải xanh còn gọi là cải canh hay cải cay, được dùng trong các bài Thu*c chữa viêm phế quản, ho hen, đờm suyễn...
  • Khái thấu đàm ẩm (viêm phế quản) là bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi trong mùa lạnh. Nguyên nhân do phong hàn, phong nhiệt, khí táo xâm nhiễm gây ra.
  • Tiết trời mùa thu đông là điều kiện thuận lợi để bệnh lý đường hô hấp phát sinh và tái phát, đặc biệt là bệnh viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi.
  • Bệnh suyễn ngày càng gia tăng trên toàn thế giới, bệnh ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, gây nhiều phiền toái và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Để phối hợp với tân dược trong giai đoạn điều trị, phòng bệnh và chống tái phát bệnh viêm phế quản mạn tính, một trong những phương cách độc đáo của Đông y đó là sử dụng mật ong phối hợp với một vài dược liệu đơn giản, dễ kiếm, dễ tìm và rẻ tiền. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY