Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Nữ lang - Valeriana hardwickii Wall

Theo Đông y Nữ Lang có Vị ngọt, cay, tính ấm; có tác dụng kích thích mạnh, lợi trung tiện, sát trùng. Ở Ấn Độ, thường được dùng thay thế loài Hiệt thảo chữa: hystéria, động kinh, chứng múa giật, chứng loạn thần kinh chấn thương thời chiến, chứng loạn thần kinh chức năng. Có tên khoa học: Valeriana hardwickii là một loài thực vật có hoa trong họ Kim ngân. Loài này được Wall. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1820.

1.Hình ảnh và mô tả cây Nữ lang - Valeriana hardwickii Wall., thuộc họ Nữ lang - Valerianaceae.

cây Nữ lang

Tên Khoa học: Valeriana hardwickii Wall. in Roxb.

Tên tiếng Việt: Nữ lang; Cẩu tích.

Tên khác: Valeriana hardwickiana Roem. & Schult.;

Mô tả: Cây thảo cao 1-1,5m, có thân nhẵn, có lông ở các mắt và có khi ở gốc, có rãnh ngoằn ngoèo. Lá ở gốc biến mất trước khi ra quả; lá ở thân kép lông chim có 3-5 lá chét, dài 1-6cm, rộng 0,5-3cm, không cuống, nguyên hay có răng, thót dài ở chóp, cái tận cùng lớn hơn. Hoa trắng thành xim dạng ngù ở ngọn rất rộng. Quả bế đẹp, dài 1,8-2mm, rộng 0,8-1mm, với một mặt lồi, có 3 cạnh dạng sợi, mặt kia ráp với một cạnh nhẵn; đài đồng trưởng, có răng phát triển thành 10 tơ dạng lông; dài 4-5mm, có râu nhỏ.

Hoa và quả tháng 10-2 (3), có khi gặp hoa vào tháng 5-7.

2.Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Valerianae. Thân rễ dài 5cm, rộng 6-12mm, màu nâu, có vạch ngang và phủ những u lồi, dạng cung, có khi còn dính cả rễ con.

Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc. Cây thường mọc ở vùng núi cao, trên đá dựa suối ở Lào Cai (Sapa) và Lâm Đồng (Đà Lạt).

Thành phần hoá học: Trong thân rễ có tinh dầu; cũng có những nét giống với tinh dầu Hiệt thảo - Valeriana officinalis L. và các chế phẩm của cây này cũng có mùi thơm đặc trưng như Valerian.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt, cay, tính ấm; có tác dụng kích thích mạnh, lợi trung tiện, sát trùng.

Người ta cho là có thể so sánh với loài Hiệt thảo - Valeriana offcinalis L., có tác dụng dưỡng tâm an thần, hoạt huyết thông kinh, lý khí chỉ thống.

Công dụng: Ở Ấn Độ, thường được dùng thay thế loài Hiệt thảo chữa: hystéria, động kinh, chứng múa giật, chứng loạn thần kinh chấn thương thời chiến, chứng loạn thần kinh chức năng.

Người ta cũng dùng làm hương liệu.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-nu-lang-valeriana-hardwickii-wall)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY