Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Núc nác, Nam hoàng bá - Oroxylum indicum (L.) Kurz

Theo Đông y cho rằng, nam hoàng bá tính mát, có tác dụng chống viêm ngứa, chữa kiết lỵ, tiêu chảy, chữa ho, chữa đau vú, áp-xe vú, mụn nhọt. Chữa bệnh sởi đậu, sốt phát ban, viêm gan, đau mắt đỏ, một số bệnh ngoài da như eczema, chàm hóa các nốt sần, viêm da cơ địa, tổ đỉa, á sừn. Cây Núc Nác có tên khoa học: Oroxylum indicum) là một loài thực vật có hoa trong họ Chùm ớt. Loài này được (L.) Kurz mô tả khoa học đầu tiên năm 1877.

2.Thông tin mô tả cây Dược Liệu Núc Nác

Núc nác, Nam hoàng bá - Oroxylum indicum (L.) Kurz, thuộc họ Núc nác - Bignoniaceae.

Tên Khoa học: Oroxylum indicum (L.) Kurz

Tên tiếng Việt: Núc nác hay còn gọi nam hoàng bá, mộc hồ điệp, ngọc hồ điệp, vân cố chỉ, bạch ngọc chỉ

Tên khác: Bignonia indica L.; B. pentandra Lour.; Oroxylon indicum Vent.; Calosanthes indica (L.) Blume;

Mô tả: Cây nhỡ, cao 5-13m. Thân nhẵn, ít phân cành, vỏ cây màu xám tro, mặt trong màu vàng. Lá xẻ 2-3 lần lông chim, dài tới 1,5m. Hoa màu nâu đỏ sẫm mọc thành chùm dài ở ngọn thân. Đài hình ống, cứng, dày, có 5 khía nông. Tràng hình chuông, phình rộng, có 5 thuỳ họp thành hai môi, 5 nhị, có chỉ nhị có lông ở gốc. Đĩa mật có 5 thuỳ rõ, cao 4-5mm, đường kính 12-14mm. Quả thõng, dài 40-120cm, rộng 5-10cm, các mảnh vỏ hoá gỗ. Hạt dài 4-9cm, rộng 3-4cm, kể cả cánh mỏng bao quanh.

Hoa nở về đêm, thụ phấn nhờ dơi. Hoa và quả từng lúc quanh năm. Các quả chín vẫn ở trên cây khá lâu vào mùa khô khi cây rụng hết lá.

Bộ phận dùng: Vỏ và hạt - Cortex et Semen Oroxyli Indici.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố từ Xri Lanca tới Ấn Độ qua Himalaya, Nam Trung Quốc, Đông Nam Á châu tới Philippin, các đảo Xêlép và Timo. Ở nước ta, cây mọc hoang ở rừng thường xanh và có khi trong các quần hệ thứ sinh những vùng thấp ẩm ướt, tới độ cao 900m. Cũng có nhiều nơi gây trồng. Trồng bằng hạt hoặc bằng cành vào mùa xuân. Thu hái quả nang chín màu nâu vào mùa thu và đông, phơi khô ngoài nắng cho vỏ nứt hạt, tách lấy hạt và phơi tiếp cho đến khô. Vỏ cây thu hái quanh năm; khi cần thiết, đẽo vỏ trên cây, phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học: Vỏ và hạt chứa một hỗn hợp flavonoid và chất đắng kết tinh là oroxylin. Vỏ chứa baicalein và chrysin. Hạt cũng chứa oroxylin và một chất dầu chứa 80,40% acid oleic, acid palmitic, acid stearic và acid lignoceric.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng ngọt, tính mát. Hạt có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi hầu họng, chống ho, giảm đau, vỏ thân có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp. Các flavonoid trong vỏ cây và hạt có tác dụng đối với bệnh mày đay và mẩn ngứa và còn có tính kháng trùng.

Công dụng: Lá hoa và quả khi còn non đều ăn được sau khi đun nấu. Người ta thường lùi quả non vào trong tro than rồi đem bóc bỏ vỏ ngoài, lấy phần trong của quả xào ăn. Hạt, vỏ thân thường được dùng làm Thu*c.

Hạt dùng trị: 1. Viêm họng cấp và mạn tính, khan cổ; 2. Viêm phế quản cấp và ho gà; 3. Đau vùng thượng vị, đau sườn.

Vỏ được dùng trị: viêm gan vàng da, viêm bàng quang, viêm họng, khô họng, ho khan tiếng, trẻ em ban trái, sởi. Cũng dùng chữa dị ứng sơn, trị bệnh vẩy nến, hen phế quản trẻ em.

Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ rễ trị ỉa chảy, lỵ, vỏ thân làm Thu*c bổ đắng và trị tê thấp cấp tính. Quả non lợi trung tiện và lợi tiêu hoá. Hạt để xổ và làm Thu*c trị rắn cắn.

Liều dùng: 1,5-3g hạt, 15-30g vỏ, dạng Thu*c sắc. Có thể nấu thành cao hay chế dạng bột. Dùng ngoài nấu nước rửa hoặc dùng cao bôi.

Ở nước ta đã sản xuất nunaxin viên 0,25g từ hỗn hợp các flavonoid để chữa mày đay và mẩn ngứa, dùng vỏ Núc nác làm viên Habanin kháng trùng và một loại viên kết hợp 2 dạng Thu*c trên.

Đơn Thu*c:

1. Ngoài da lở ngứa, bệnh tổ đĩa ngứa giữa lòng bàn tay, bệnh giang mai lở loét: Vỏ Núc nác, Khúc khắc, mỗi vị 30g, sắc uống hàng ngày.

2. Viêm đường tiết niệu, đái buốt ra máu: Vỏ núc nác, rễ Cỏ tranh, Mã đề mỗi thứ một nắm, sắc nước uống.

3. Ho lâu ngày: 5-10g hạt, sắc nước hoặc tán bột uống.

4. Lở do dị ứng sơn: Vỏ Núc nác nấu cao, dùng uống và bôi vào chỗ lở.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-nuc-nac-nam-hoang-ba-oroxylum-indicum-l-kurz)

Tin cùng nội dung

  • Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, nước ta rất dồi dào về nguồn nguyên liệu dược phẩm. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn nguồn dược liệu phục vụ bào chế, sản xuất Thu*c tân dược, Thu*c Đông y...
  • Hoàng bá còn gọi hoàng nghiệt, xuyên hoàng bá, chân xuyên bá. Tên khoa học: Phelloden dron amurense rupr. Bộ phận dùng: vỏ cây. Theo Đông y hoàng bá tính đắng lạnh, không độc. Công dụng: thanh nhiệt, táo thấp, tả hỏa giải độc.
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY