Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Rau om hay Ngò om - Limnophila aromatica (Lam) Merr (Ambulia aromatica Lam)

Theo y học cổ truyền, Rau om Vị cay, hơi chát, tính mát, mùi thơm có tác dụng thanh nhiệt chỉ khái, giải độc, tiêu thũng. Rễ có tác dụng làm dãn cơ phủ tạng như ruột, thận, do đó mất các cơn đau bụng. Nó còn làm dãn mạch, tăng lực thận, tăng lượng nước tiểu, tạo thuận lợi cho việc tống sỏi ra ngoài. Thường dùng trị: Cảm, ho gà; Sỏi đái ra máu; Rắn độc cắn; Ðinh nhọt và viêm mủ nhiễm trùng ecepet mảng tròn, ngứa sần.

Thông tin mô tả chi tiết cây Dược liệu Rau om

Rau om hay Ngò om - Limnophila aromatica (Lam) Merr (Ambulia aromatica Lam) thuộc họ Hoa mõm sói - Scrophulariaceae.

Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm cao 15-30cm, thân mập giòn, rỗng ruột, có nhiều lông. Lá đơn, không cuống, có lông, mọc đối hoặc mọc vòng 3-5, lá mép lá hơi có răng cưa thưa, mặt dưới lá có nhiều đốm tuyến màu xanh. Hoa thường mọc đơn độc ở nách lá, không đều, cuống dài 1,5cm. Ðài hình chuông, chia 5 răng, dài 4-5mm. Tràng dài gấp đôi đài, chia 2 môi, cánh hoa màu tím nhạt. Nhị 4, chỉ nhị ngắn. Vòi nhuỵ nhẵn, đầu nhuỵ chẻ đôi. Quả nang hình trứng, không lông, nằm trong đài, chứa nhiều hạt.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Limnophilae Aromaticae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Ấn Ðộ, Xri Lanca, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Inđônêxia, Philippin, Bắc úc, Niu Ghinê và Micronêdi. Ở nước ta cây mọc hoang ở ao, rạch, mương và cũng được trồng làm gia vị. Thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, cắt từng đoạn, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.

Thành phần hoá học: Rau om chứa tinh dầu, flavonoid, tanin.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, hơi chát, tính mát, mùi thơm có tác dụng thanh nhiệt chỉ khái, giải độc, tiêu thũng. Rễ có tác dụng làm dãn cơ phủ tạng như ruột, thận, do đó mất các cơn đau bụng. Nó còn làm dãn mạch, tăng lực thận, tăng lượng nước tiểu, tạo thuận lợi cho việc tống sỏi ra ngoài.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị: 1. Cảm, ho gà; 2. Sỏi đái ra máu; 3. Rắn độc cắn; 4. Ðinh nhọt và viêm mủ nhiễm trùng ecepet mảng tròn, ngứa sần.

Ở Quảng Ðông (Trung Quốc) còn dùng trị đòn ngã dùng 15-30g, dạng Thu*c sắc. Dùng ngoài lấy cây tươi đắp. Người có thai không dùng.

Ðơn Thu*c:

1. Cảm lạnh: Rau om 15-30g sắc uống.

2. Rắn độc cắn: Rau om 15g xuyên tâm liên 25g, giã thêm ít rượu nếp, vắt nước uống còn bã dùng đắp vết thương.

3. Nhiễm trùng ecpet mảng tròn: ép dịch lá rau ôm hoặc nấu nước để rửa.

4. Sỏi thận: 20-30g cây tươi giã ra, thêm nước uống, dùng cây khô với liều ít hơn, sắc nước uống.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-rau-om-hay-ngo-om-limnophila-aromatica-lam-merr-ambulia-aromatica-lam)

Tin cùng nội dung

  • Một số người bị sỏi thận có nguy cơ bị suy thận nếu không được chữa trị kịp thời. Sỏi thận ở quá lâu trong thận cũng có thể gây ảnh hưởng đến thận.
  • Những cơn đau quặn thận và nước tiểu đỏ khiến bạn lo lắng mình sắp bị suy thận.
  • Suốt 28 năm qua, anh Hoàng Thọ Mạnh, ở thôn Minh Đán 1, xã Hưng Vũ (huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn) đã dùng bài Thuốc trị sỏi thận gia truyền chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người.
  • Kích thước sỏi từ 10 - 20 mm, bệnh nhân yên tâm điều trị bằng phương pháp nội soi (Ultra-mini NLPC) rất hiệu quả giúp rút ngắn thời gian và giảm đau cho người bệnh.
  • Suốt 3 tháng, ông Minh, 56 tuổi (Hà Nội) thấy đau ở bộ phận Sinh d*c, nhất là khi quan hệ. Thậm chí đi tiểu ra cả cục máu.
  • Em năm nay 22 tuổi, hiện bị bệnh sỏi thận và thận đa nang. Từ khi phát hiện bệnh đến nay đã gần 5 năm.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Bệnh ho theo Đông y gọi là khái thấu. Phong hàn khái thấu gặp khi thời tiết lúc nóng lúc lạnh thất thường, do không biết đề phòng khiến cho khí phong hàn liễm vào phế làm mất công năng túc giáng, hơi sẽ ngược lên mà gây thành bệnh. Khi phế tạng bị phong hàn đờm hỏa kích thích thì sự hô hấp của khí quản không thuận lợi sẽ gây thành chứng ho. Sau đây là một số bài Thuốc trị.
  • Cảm lạnh, bao gồm nguyên nhân gây ra triệu chứng như ngạt mũi hay tại sao nước mũi trở nên đặc và có màu vàng.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY