Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Rau sam, Mã xì hiện - Portulaca oleracea L

Theo Đông Y, Rau sam Vị chua, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc, trừ giun và hoạt trường. Thường được dùng trị: Lỵ vi khuẩn, viêm dạ dày và ruột cấp tính, viêm bàng quang; Viêm ruột thừa cấp tính; Viêm vú, trĩ xuất huyết, ho ra máu, đái ra máu; Ký sinh trùng đường ruột (giun kim, giun đũa); Sỏi niệu, giảm niệu; Bạch đới.

1.Cây Rau sam, Mã xì hiện - Portulaca oleracea L, thuộc họ Rau sam - Portulacaceae.

Cây Rau sam

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Rau sam

Mô tả: Cây thảo mọc bò có thân mập màu đỏ tím nhạt. Lá dày lông, hình bầu dục, không cuống, giống hình răng con ngựa. Hoa màu vàng, mọc ở đầu cành và ngọn thân. Quả nang, hình cầu, mở bằng một nắp (quả hộp) chứa nhiều hạt đen bóng.

Bộ phận dùng: Phần cây trên mặt đất - Herba Portulacae Oleraceae, thường có tên là Mã xì hiện.

Nơi sống và thu hái: Loài toàn thế giới, mọc hoang và cũng được trồng ở nơi ẩm mát. Thu hái cây vào mùa hè, mùa đông. Thường dùng tươi.

Thành phần hoá học: Trong cây có glycosid saponin, chất nhựa, acid hữu cơ, các muối kali, các vitamin A, B1, B2, C, PP và men ureaze.

Tính vị, tác dụng: Vị chua, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc, trừ giun và hoạt trường. Rau sam có tác dụng làm co mạch, ức chế vi trùng lỵ, thương hàn, vi trùng gây bệnh ngoài da và bệnh ho lao.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thường được dùng trị:

1. Lỵ vi khuẩn, viêm dạ dày và ruột cấp tính, viêm bàng quang;

2. Viêm ruột thừa cấp tính;

3. Viêm vú, trĩ xuất huyết, ho ra máu, đái ra máu;

4. Ký sinh trùng đường ruột (giun kim, giun đũa);

5. Sỏi niệu, giảm niệu;

6. Bạch đới.

Liều dùng 15-30g, dạng Thu*c sắc.

Dùng ngoài trị đinh nhọt sưng đau, ezema và lở ngứa, trẻ em lên đậu, chốc đầu.

Ðơn Thu*c:

1. Lỵ: Rau sam giã nát, vắt lấy nước, đun sôi, chế thêm mật ong uống. Ở An Giang có đơn Thu*c trị lỵ, đau bụng quặn, sốt, đi ngoài lẫn đờm, máu; Hoàng đằng 12g, Rau sam 20g, Rau trai 20g; đổ 500ml nước, sắc còn 150ml, uống ngày một thang.

2. Tẩy giun kim, giun đũa: Rau sam 50g rửa sạch, giã nhỏ với ít muối, thêm nước, vắt lấy nước trong, uống vào buổi tối (có thể thêm đường). Uông liền 3 tối, không nhịn ăn. Hoặc dùng 3 nắm to rau sam sắc lấy một bát nước uống lúc đói, uống 2-3 lần thì giun ra.

3. Ðái buốt, đái dắt: Rau sam tươi giã lấy nước cốt uống.

4. Ðau mắt có màng và cam mắt: rau sam tươi giã lấy dịch nhỏ vào mắt.

5. Xích, bạch đới: Rau sam tươi 100g, giã nát, vắt lấy nước, hoà với lòng trắng trứng gà, hấp chín, ăn liền trong 3 ngày.

6. Loét giác mạc, miệng lưỡi: Rau sam 16g. Cỏ nhọ nồi 16g, Rau má 20g nước 450ml, sắccòn 150ml, thêm vài hạt muối, ngày uống 1-2 lần. Có thể dùng rau sam luộc ăn.

3.Tham khảo thêm hình ảnh cây và hoa Rau sam

Cây, hoa vàng Rau Sam

Rau sam (Tên khoa học: Portulaca oleracea) là một loài cây sống một năm, thân mọng nước trong họ Rau sam (Portulacaceae), có thể cao tới 40 cm. Nó có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Đông, nhưng đã thích nghi với điều kiện môi trường ở các khu vực khác và có thể bị coi là một loài cỏ dại. Nó có thân bò sát mặt đất màu hơi hồng/đỏ, trơn nhẵn với các lá mọc đối thành cụm tại các đốt hay đầu ngọn. Các hoa màu vàng có 5 phần như thông thường và đường kính tới 0,6 cm. Các hoa bắt đầu xuất hiện vào cuối mùa xuân và kéo dài cho tới giữa mùa thu. Hoa mọc đơn tại phần tâm của các cụm lá và chỉ tồn tại trong vài giờ vào những buổi sáng nhiều nắng. Hạt được bao bọc trong các quả dạng quả đậu nhỏ, chúng sẽ mở ra khi hạt đã phát triển thành thục. Rau sam có rễ cái với các rễ thứ cấp dạng sợi và nó có thể chịu đựng được các loại đất sét rắn, nghèo dinh dưỡng cũng như chịu hạn tốt.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-rau-sam-ma-xi-hien-portulaca-oleracea-l)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY