Mô tả: Cây gỗ cao đến 30m; cành có lông mịn, xám tro. Lá có cuống mảnh, mang 3 chét hình mũi mác nguyên, nhọn gốc, có mũi ở đầu, cả hai mặt đều có tuyến nhỏ màu vàng nằm rải rác. Chuỳ hoa ở nách lá có cuống dài, mang nhiều xim con, mỗi xim con có 3 hoa; hoa cao 1cm; đài hình bán cầu, có nhiều tuyến, 5 răng rất ngắn; tràng có bông xám, môi dưới chúc xuống có lông len ở gốc; nhị 4; bầu nhẵn. Quả hạch có phấn, màu lam nhạt, có 4 rãnh nông ở đỉnh.
Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Mianma, Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở Quảng Trị, Quảng Nam - Đà Nẵng, Khánh Hoà, Kon Tum, Lâm Đồng, Đồng Nai.
Tính vị, tác dụng: Alcaloid của lá có thể ngăn cản sự phá huỷ hồng cầu ở bệnh sốt đen Ấn Độ (Kalaaza).
Công dụng: Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ làm Thu*c đắp ngoài trị đau ở vùng ngực. Nước hãm lá hoặc vỏ rễ hay vỏ cành non được dùng trị sốt rét và bệnh sốt đen Ấn Độ (Kalaaza). Lá dùng trị sốt, có thể có hiệu quả khi cho uống sau ký ninh với một số bệnh nhân bị sốt mà xem ra có liên quan tới bệnh Kalaaza.