Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Tắc kè đá, Cốt toái bổ - Drynaria bonii Christ

Theo Đông y, cốt toái bổ vị đắng, tính ôn, vào kinh can và thận. Có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt, hành huyết, phá ứ, cầm máu, khu phong, trừ thấp và giảm đau. Chữa thận hư (suy giảm chức năng nội tiết), tiêu chảy kéo dài, chấn thương, bong gân tụ máu, sai khớp, gãy xương, đau nhức xương khớp, ù tai. Tắc kè đá, Cốt toái bổ, Ráng đuôi phụng Bon. Tên khoa học: Drynaria bonii Christ thuộc họ Ráng - Polypodiaceae.

1.Hình ảnh Tắc kè đá - Drynaria bonii christ

Tắc kè đá, Cốt toái bổ, Ráng đuôi phụng Bon - Drynaria bonii Christ thuộc họ Ráng - Polypodiaceae.

Mô tả cây Tắc kè đá: Dương xỉ sống phụ sinh trên các cây gỗ hay trên đá. Thân rễ nom tựa củ gừng, mọc bò dài, mọng nước, có lông cũng màu vàng nâu. Lá có hai loại; lá hứng mùn hình trái xoan, rộng 10cm, gần như nguyên ôm lấy thân, thường khô và có màu nâu; lá thường có phiến màu xanh, dài 25-45m xẻ thùy sâu thành 3-7 cặp thùy lông chim, trục lá có cánh, cuống lá dài 10-20cm. Các ổ túi bào tử nhỏ, rải rác không đều khắp mặt dưới lá.  

2.Thông tin mô tả Dược Liệu

Bộ phận dùng: Thân rễ - Rhizoma Drynariae Bonii.

Nơi sống và thu hái: Cây của miền Ðông dương, thường gặp mọc trên triền đá các vùng rừng Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Trị, Ðồng Nai, Lâm Ðồng, An Giang. Thân rễ thu hái quanh năm, nhưng thường từ tháng 4 đến tháng 9 cạo bỏ sạch lông, thái nhỏ phơi khô, đốt nhẹ cho cháy hết lông nhỏ phủ trên thân rễ, khi dùng ủ thân rễ cho mềm, rồi tẩm mật hoặc rượu sao vàng. Có thể cho vào nước đường nấu chín và phơi khô dùng dần.

Tính vị, tác dụng: Vị hơi đắng, tính ấm; có tác dụng bổ thận, tiếp cốt, hoạt huyết tán ứ.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Tắc kè đá được dùng chữa phong thấp đau lưng, thận hư đau răng, trẻ em cam tích, đòn ngã, thần kinh suy nhược, ứ huyết gây đau.

Liều dùng 6-12g dạng Thu*c sắc, hoặc ngâm rượu uống. Dùng ngoài, lấy cây tươi rửa sạch, giã nhỏ rấp nước, gói vào lá Chuối nướng cho mềm rồi đắp lên chỗ đau, bó lại; thay Thu*c nhiều lần trong ngày.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-duoc-lieu-cay-tac-ke-da-cot-toai-bo-drynaria-bonii-christ)

Tin cùng nội dung

  • Cốt toái bổ còn có tên bổ cốt toái, tổ phượng, tổ rồng, tắc kè đá. Tên khoa học: Polypodium fortunei Kze.
  • Bổ phế thận, định suyễn, trợ dương, ích tinh. Chủ trị: Khó thở hay xuyễn do thận không nạp khí, ho và ho máu, liệt dương, di tinh.
  • Bổ thận, làm liền xương, chỉ thống. Chủ trị: Thận hư, thắt lưng đau, tai ù, tai điếc, răng lung lay, đau do sang chấn, bong gân, gẫy xương. Còn dùng ngoài điều trị hói, lang ben.
  • Tắc kè còn có tên cáp giới, tiên thiềm, cáp giải... Vị Thuốc là cả con tắc kè mổ bỏ ruột phơi sấy khô (Gekko gecko L.), thuộc họ tắc kè (Gekkonidae).
  • Tắc kè được Đông y xếp vào loại Thu*c bổ dương. Tắc kè có vị mặn, tính ấm, quy vào các kinh phế và thận, có công năng bổ thận, tráng dương, ích tinh tủy, dùng trong các trường hợp ù tai do thận khí kém, liệt dương, di tinh, tiết tinh sớm, nói chung là các hoạt động Sinh d*c kém...
  • Một loài tắc kè mới phát hiện có khả năng tự vệ đặc biệt là trút bỏ vảy trên lớp da để trốn thoát kẻ thù khi bị tấn công.
  • Cốt toái bổ còn có tên khác là bổ cốt toái, tổ phượng, tổ rồng, tắc kè đá. Tên khoa học: Polypodium fortunei Kze. (=Drynaria fortunei (Kze.) J.Sm.).
  • Tắc kè tên Thu*c là cáp giới. Từ lâu, y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian đã công nhận tắc kè có giá trị cao về mặt bổ dưỡng: ích khí, trợ dương, lợi huyết, tăng cường sinh lực.
  • Tắc kè là nguồn dược liệu phong phú ở nước ta, được Đông y xếp vào loại Thu*c bổ dương. Tắc kè có vị mặn, tính ấm, quy vào các kinh phế và thận, có công năng bổ thận, tráng dương, ích tinh tủy, dùng trong các trường hợp ù tai do thận khí kém, liệt dương, di tinh, tiết tinh sớm,
  • Tắc kè thuộc loài bò sát, tên Thu*c là cáp giới, nhìn giống như con thạch sùng nhưng to và dài hơn
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY