Khoa học hôm nay

Cận cảnh chiếc lưỡi lợi hại của tắc kè

Đoạn video quay chậm cảnh một con tắc kè bắt dính mồi đã hé lộ khả năng nhào lộn phi thường của chiếc lưỡi của nó.

Được quay ở mức 1.500 khung hình/giây, đoạn video cho thấy con tắc kè panther tóm bắt một con dế với kỹ năng và vận tốc nhanh đến kinh ngạc. để làm được điều đó, con tắc kè đã phóng chiếc lưỡi ra xa gần gấp đôi chiều dài cơ thể nó trong khoảng 0,07 giây.

Theo trang bbc earth unplugged, tất cả chứng tỏ, chiếc lưỡi của tắc kè panther đã đạt tới khả năng tăng tốc gần 41g, tức là nhanh gấp 4 lần mức tăng tốc tối đa của một máy bay phản lực chiến đấu.

Chiếc lưỡi của tắc kè là vũ khí vô cùng lợi hại

Về cấu tạo, tắc kè panther có xương ở gốc lưỡi, giúp cố định các cơ mạnh mẽ, cùng với một mô đặc biệt, đóng vai trò như một chiếc lò xo. khi một cơ có tên gọi là "bộ phận gia tốc dài" thu lại, các cơ co rút sẽ nới lỏng. điều này khiến các cơ khác chèn ép lò xo collagen, mang đến cho nó sức mạnh và tốc độ đáng nể.

Đầu lưỡi của tắc kè là một búi cơ hình cầu và khi nó tấn công con mồi, đầu lưỡi sẽ đóng vai trò như đài hút dính. ngoài ra, với hai mắt có thể hoạt động hoàn toàn độc lập với nhau, loài bò sát này còn có khả năng quan sát 360 độ quanh nó.

Hồi đầu năm nay, các kết quả đo đạc mới của đại học brown (mỹ) chỉ ra rằng, một chiếc lưỡi của tắc kè di chuyển với điện năng cao nhất từng được ghi nhận với một chuyển động có xương sống. cụ thể là, các loài tắc kè nam phi bradypodion thamnobates phóng lưỡi với 41.000w điện mỗi kg cơ tham gia.

1

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Link bài gốc Lấy link

https://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/can-canh-chiec-luoi-loi-hai-cua-tac-ke-229068.html

Theo Tuấn Anh/Vietnamnet

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/can-canh-chiec-luoi-loi-hai-cua-tac-ke/20210130114904625)

Chủ đề liên quan:

bò sát động vật lưỡi tắc kè

Tin cùng nội dung

  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tắc kè thuộc loài bò sát, tên Thu*c là cáp giới, nhìn giống như con thạch sùng nhưng to và dài hơn
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY