Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cốt toái bổ - Bổ thận, mạnh xương, chỉ thống

Cốt toái bổ còn có tên bổ cốt toái, tổ phượng, tổ rồng, tắc kè đá. Tên khoa học: Polypodium fortunei Kze.

(=Drynaria fortunei (Kze.) J.Sm.), họ dương xỉ: Polypodiaceae. Cây mọc hoang ở khắp núi đá, trên cây hay dọc suối ở rừng núi nước ta. Thu hái, chế biến bằng cách: rửa sạch đất cát, bóc bỏ lá, phơi khô ngay. Sau khi khô, đốt nhẹ cho cháy hết lông nhỏ phủ xung quanh là được. Khi dùng thái thành lát nhỏ.

Cốt toái bổ có glucose, tinh bột, có chất hesperidin và narigenin. Theo Đông y, cốt toái bổ vị đắng, tính ấm; vào kinh Can, Thận. Tác dụng bổ thận, mạnh xương, tục thương, chỉ thống. Chữa thận hư đại tiện lỏng lâu ngày, ù tai, đau răng, nhức xương; đau do sang chấn, bong gân, xương thương tổn. Dùng ngoài trị hói, lang ben.

Liều dùng: 6-12g rễ khô, dạng Thu*c sắc hay ngâm rượu. Dùng ngoài không kể liều lượng: dạng tươi giã nát đắp vào vết thương, dạng khô tán bột để rắc. Sau đây là một số bài Thu*c có cốt toái bổ.

Bổ thận chắc răng: Dùng trong trường hợp thận hư, dương phù sinh đau răng, chảy máu chân răng, răng lung lay.

Bài 1: cốt toái bổ liều lượng tùy ý, giã nhỏ, sao đen, tán thành bột mịn, sát vào lợi.

Bài 2 - Thang gia vị Địa hoàng: thục địa 16g, sơn dược 12g, sơn thù 12g, bạch linh 12g, đơn bì 12g, trạch tả 12g, tế tân 2,5g, cốt toái bổ 16g. Sắc uống.

Bài 3: cốt toái bổ 15g, sinh địa 10g, lá sen tươi 10g, trắc bá tươi 10g. Sắc uống. Dùng khi bị thương, gân cốt tổn thương, chảy máu; răng bị viêm, lung lay chảy máu.

Bài 4: cốt toái bổ tán bột 4-6g, bầu dục lợn 1 quả. Đổ bột cốt toái bổ vào trong bầu dục lợn, nướng chín. Ăn ngày 1 quả. Chữa ù tai, đau lưng, thận hư đau răng.

Bài 5: cốt toái bổ 16g, cẩu tích 20g, rễ gối hạc 12g, hoài sơn 20g, rễ cỏ xước 12g, dây đau xương 12g, thỏ ty tử 12g, tỳ giải 16g, đỗ trọng 16g. Sắc uống. Chữa đau lưng mỏi gối do thận hư yếu.

Tiếp cốt liệu thương (nối xương, chữa vết thương): Dùng trong trường hợp té ngã bị thương, xương gãy lâu liền.

Thu*c bột Tẩu mã: cốt toái bổ, lá sen, lá trắc bách, bồ kết, liều lượng bằng nhau. Tất cả tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước. Hoặc trộn bột Thu*c với nước nóng thành hồ, đắp ngoài.

Một số loài thuộc chi Drynaria như tắc kè đá (Drynaria bonii Christ.), ráng bay (Drynaria quercifolia (L.) J. Sm.) cũng được thu hái làm Thu*c, có cùng công dụng và cùng tên “Cốt toái bổ”.

Kiêng kỵ: người âm hư, huyết hư đều không dùng được.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/cot-toai-bo-bo-than-manh-xuong-chi-thong-n163436.html)

Tin cùng nội dung

  • Đây là bài Thuốc gồm 7 vị Thuốc trong bài Bát vị hoàn nổi tiếng (trừ đi vị phụ tử), gia những vị khác có tính bổ thận, sinh tinh, an thần, tăng cường khí lực...
  • Tang phiêu tiêu là tổ con bọ ngựa trên cây dâu. Theo Đông y, tang phiêu tiêu vị mặn ngọt, tính bình, vào can thận...
  • Theo Đông y, thận vị mặn, tính lạnh không độc, đều có công hiệu bổ thận, ích tinh, tráng dương chữa thận hư suy yếu T*nh d*c, di mộng tinh, xương khớp đau mỏi, tai ù, mồ hôi trộm, lão suy...
  • Người xưa có câu: “Trên trời có sâm bồ câu, trên cạn có chim cút, dưới ao đầm có sâm tôm, lươn, dưới biển có hải sâm, hải mã...”.
  • Theo y học cổ truyền, thịt ba ba có vị ngọt, tính bình, vào can, thận, có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt nên thường dùng làm món ăn bồi bổ cho người tạng nhiệt,
  • Đàn ông được mệnh danh là phái mạnh, nên luôn muốn mình dũng mãnh ở mọi nơi. Nhưng tạo hóa và bệnh tật đâu phải lúc nào cũng chiều lòng người.
  • Bong bóng cá còn gọi là phiêu giao, hoa giao, là bong bóng lấy từ trong ruột cá ra phơi khô. Món ăn này được cho là một trong “bát trân” (8 món ăn quý) có công hiệu bổ âm,
  • Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là Thuốc bổ thận tráng dương của YHCT nên hễ cứ nghe thấy “bổ dương” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy Thuốc đông y bắt mạch.
  • Ngũ vị tử còn gọi là ngũ mai tử, huyền cập, là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), thuộc họ ngũ vị tử (Schisandraceae). Ngoài ra còn có nam ngũ vị tử là quả của cây nắm cơm (Kadsura japonica L.), cùng thuộc họ ngũ vị tử.
  • Hạt mè thường dùng chữa các chứng: tóc bạc sớm, suy nhược sau cơn bệnh, táo bón, ho khan, thiếu sữa sau khi sinh, ung nhọt, suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY