Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu Cây tam thất, kim bất hoán, nhân sâm tam thất, sâm tam thất - Panax pseudo-ginseng

Tam thất là một cây Thu*c quý, các bộ phận của cây đều có giá trị sử dụng làm Thu*c điều trị các bệnh về tim mạch….., nhu cầu sử dụng trong nước cao và tiềm năng xuất khẩu lớn. Trên thực tế, Tam thất quý không kém Nhân sâm (về hàm lượng Saponin), thậm trí quý hơn về một số tác dụng sinh học đặc biệt. Dưới đây là kiến thức tổng quan về cây Tam thất.

1.Thông tin tổng hợp mô tả đầy đủ để nhận biết đúng loại cây Tam Thất

Tam thất - Panax Pseudo-ginseng

Thông tin mô tả theo " Thực Vật Việt Nam"

Tên Khoa học: Panax pseudo-ginseng Wall.

Tên tiếng Anh:

Tên tiếng Việt: Tam thất; Thổ tam thất; sâm tam thất; kim bất hoán

Tên khác: Panax shin-seng Nees var. nepalensis Nees.; Aralia pseudoginsengBenth. ex C.B. Clarke; A. quinquefolia Decne. & Planch. var. pseudoginseng (Wall.) Burk.; A. quinquefolia var. nothoginseng Burk; A. quinquefolia var. elegatior Burk.;

Thông tin Dược Liệu CÂY TAM THẤT

Cây tam thất còn có tên gọi kim bất hoán, nhân sâm tam thất, sâm tam thất.

Tên khoa học Panax Pseudo-ginseng (Burk) F.H.Chen

Thuộc họ Ngũ gia bì Araliaceae

Tam thất (Radix pseudo-ginseng) là rễ phơi khô của cây tam thất.

Tên bất kim hoàn (vàng không đổi) có ngĩa là vị Thu*c rất quý, vàng không đổi được

Tên tam thất có nhiều cách giải thích trong sách: Bản thảo cương mục ghi vì cây có 3 lá ở bên trái, 4 lá ở bên phải, do đó có tên tam thất. Nhưng có người lại nói tam=ba có ý nói từ lúc gieo đến lúc ra hoa phải 3 năm. Thất =7, ý nói từ lúc gieo đến khi thu hoạch rễ bán được phải mất 7 năm. Có người lại nói vì lá tam thất có từ 3 đến 7 lá chét

Mô tả cây

Tam thấy là một loại cỏ nhỏ, sống lâu năm. Lá mọc vòng 3-4 lám ột, cuống lá dài 3-6cm, mỗi cuống lá mang từ 3-7 lá chét hình mác dài, mép lá có răng cưa nhỏ, cuống lá chét dài 0,6-1,2cm. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành hoa. Có hoa đơn tính có hoa lưỡng tính cùng tồn tại. Lá đài 5, màu xanh. Cánh hoa 5, màu xanh nhạt. nhị 5, bầu ha5 hai ngăn. Quả mọng hình thận, khi chin có màu đỏ, trong có hai hạt hình cầu

2.Phân bố thu hái và chế biến

Cây tam thất được trồng từ lâu nhưng đối với một lượng ít ở tỉnh Hà giang (Đồng Văn) Lào cai (Mường Khương, Bát xát, Phà Lùng) Cao bằng…tại các vùng núi cao 1.200-1.500m. Cần chọn những nơi sườn núi ít gió mạnh, phải làm giàn che nắng và phải rào để bảo vệ chuột, sóc hay đến ăn củ. Đất phải được bón phân và chuẩn bị kỹ từ một năm trước, chia thành luống dọc cách nhau 1m. Tháng 10-11 chọn những hạt ở những cây đã mọc 3-4 năm. Gieo ngay vào vườn ươm. Tháng 2-3 năm sau mới mọc. Một năm sau, vào tháng 1-2 có thể đào cây con, cắt bỏ lá gốc, trồng vào ruộng chính thức. sau 3-7 năm mới bắt đầu thu hoạch. Thường cây càng lâu năm rễ củ càng to. Sau khi rửa sạch bùn đất, cắt bỏ rễ con, đem phơi nắng cho hơi hép, đem lăn, vò cho mềm, lại phơi nắng và vò hoặc lăn; làm như vậy từ 3-5 lần mới phơi khô hẳn. Có khi người ta cho vào túi gai lắc cho rễ thành đen bong là được

Giá trị thu mua căn cứ vào trọng lượng củ. người ta chia ra:

Loại 1: 105-130 củ nặng 1kgLoại 2: 160-220 củ nặng 1kgLoại 3: 240-260 củ nặng 1kg

Cây tam thất còn được trồng ở Trung quốc. Vân nam, Quảng tây, Tứ xuyên, Hồ bắc, Giang tây. Vân nam trồng nhiều nhất và tam thất Vân nam được coi là tốt nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-tam-that-kim-bat-hoan-nhan-sam-tam-that-sam-tam-that-panax-pseudo-ginseng)

Tin cùng nội dung

  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Tam thất còn có tên điền tam thất, sâm tam thất. Một số dược liệu mang tên tam thất: Tam thất Nam là thân rễ của cây Stahlianthus thoreli Gagnep, thuộc họ Gừng Zingiberaceae.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Bây giờ, dùng nhân sâm để bồi bổ đã trở nên phổ biến, nhưng sắc nhân sâm như thế nào cho có hiệu quả nhất thì ít người biết.
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Cùng với nhân sâm, linh chi,... tam thất cũng được coi là một vị Thuốc quý từ xa xưa.
  • Một nghiên cứu mới khẳng định, nhân sâm có thể giúp cho những người đàn ông bị bất lực chỉ sau 8 tuần.
  • Không phải ai cũng hiểu đúng về nhân sâm và không phải bệnh nào cũng dùng được vị Thu*c này.
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY