Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây gừng dại - Chữa lỵ mãn tính

Cây này hầu như chưa thấy sử dụng ở miền Bắc Việt Nam. Dân tộc Bana huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định rất hay dùng thân rễ gừng dại với tên ngải”, zơrơng để chữa lỵ mãn tính

Còn gọi là Zơrơng (Bình Định).

Tốn khoa học Zingibcr cassumunar Roxb.

Thuộc họ Gừng Zìngìberaceae.

Mô tả cây

Cây gừng dại

Cây thảo, cao 2m, có thân rễ lớn hơn củ gừng, màu lục vàng, mùi nông tựa hạt tiêu. Lá không cuống, hình thuôn mũi mác, gốc lá tròn, đầu thóp nhọn, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông như bột. Phiến lá dài tới 40cm, rộng 3,5cm, lưỡi bẹ dạng vẩy mỏng, bẹ lá có khía, có lông.

Cán hoa có lông, dài trung bình 15-25cm váy có lông ở gốc, hình mũi mác, không lợp lên nhau, cụm hoa hình thoi, nhiều hoa, dài khoảng 11 cm, rộng 4-6cm, lá bắc lợp lên nhau, mép màu tía. Hoa mau tàn, tràng có ống không vượt quá các lá bấc, thùy hẹp dài. Bao phấn ngắn hơn cánh mồi, trung đới dài và mềm yếu. Cánh môi hình tròn chẻ sâu, màu vàng nhạt, có thùy bèn do nhị lép tạo thành. Bầu có lông.

Mùa hoa: tháng 7-8, quả: tháng 7-9.

Phân bố thu hái và chế biến

Cây mọc hoang dại ở vùng núi Ba Vì (thuộc Hà Tây). Có nhiều ở các tỉnh micn Nam, được khai thác và sử dụng với tên zơrcmg (huyện Túy Sơn, tỉnh Bình Định).

Còn thấy ở Thái Lan (mang tên Phlai), ấn độ, Malaixia.

Nhân dân thu hái thân rễ, đem về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô làm Thu*c.

Thành phần hóa học

Năm 1979, trạm nghiên cứu dược liệu nghĩa bình đã cất từ thân rễ tươi của gừng dại được 0,5-0,8% tinh dầu. từ thân rễ quy ra khô kiệt được 4-5% tinh dầu. tinh dầu màu vàng nhạt, sánh, mùi thơm. để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, sau 5 ngày tinh dầu có khoảng 50-70% tinh thể, nếu để tinh dầu ngay vào tủ lạnh thì chỉ 2 giờ sau kết tinh. tinh thể màu trắng đục, mùi nồng, vị nhạt, không tan trong nước lạnh, tan trong nước ấm rồi nổi lên mặt nước, để lạnh sẽ kết tinh trở lại, tan hoàn toàn trong dung môi hữu cơ.

Theo m.lawrcnce, j. w . hogg và st, j. terhune (riechstoịỵe, aromen, korper- flegemittel 20, 261. 910-mihitzer bericìưe, 1971, 48) tinh dầu cất từ thân rễ gừng dại ở thái lan có tỷ trọng d20 0,894. bằng sắc ký khí và phổ hồng ngoại đã xác định dược 2,5% apinen, 0,1% camphen, 2,1% (3pinen, 33,4% sabinen, 1,6% myrxen, 4,8% cítccpincn, 0,7% limonen, 1,1% 1-8 xineol, 9% ỵtecpinen, 2,1% p-cymol, 2,1% tecpinolcn, 0,6% trans sabinenhydrat, 0,5% cis- sabinenhydrat, 0,7% cis-p-menthen-2-ol (1), 33,3% tepinenol (4), 0,5% trans-p-menthen-2- ol(l) tecpinenl-yl-4-axetat, 0,4% octecpineol cctecinylaxetat, 0,2% cis-piperitol, 4,3% một thành phần chưa xác định được.

Năm 1971. t. e. casey, j . dougan, w. s. matthews và j. nabney (tropical sc. 13, 199- mỉìtitzer berìchte 1972, 60) nghiên cứu tinh dầu cất từ thân rễ gừng dại thái lan thu được 0,55 tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm hơi cay, với tỷ trọng d2u 0,895, αd20 33“2, t1d20 1,489, tan trong 4,6 phẩn cồn 80°, với 36,5% ancol toàn phần, trong đó có khoảng 35% tecpirienol-(4). ngoài ra còn xác định một số thành phần khác như apinen, ppinen, sabinen, myrxen, cttecpinen, limonen, tecpinen, p-cymol và tecpinolen và một số thành phần chưa xác định khác.

Năm 1975, (iníernat. pìavours 6, 136 1936- miỉtìier berichte 1975, 70) d. m. baker và j . nabney đã tách được từ linh dầu gừng dại thái lan chất l-(3,4-dimetoxyphenyl) butadicn (2,4). chất này đã được tegisey, j.dougpn, w.s. matthevvs và j. nabney xác định một số năm nhưng vẫn chưa tách ra được (vgl. tropìcat sc. 13, 199. 1971).

Công dụng và liều dùng

Cây này hầu như chưa thấy sử dụng ở miền bắc việt nam. dân tộc bana huyện tây sơn tỉnh bình định rất hay dùng thân rễ gừng dại với tên “ngải”, zơrơng” để chữa lỵ mãn tính, toi gà.

Nhân dân Malaixia dùng thân rễ cho trẻ ăn đc tẩy giun và cho phụ nữ sắc uống sau khi đẻ. Thân rễ ngâm rượu dùng xoa bóp bụng cho phụ nữ sau khi dẻ. Người ta còn dùng chữa thấp khớp, đau nhức và những trường hợp viêm tấy.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocchualy/cay-gung-dai/)
Từ khóa: cây gừng dại

Chủ đề liên quan:

cây gừng dại chữa lỵ gừng dại

Tin cùng nội dung

  • Rau sam mọc hoang ở khấp những nơi ẩm ướt của Việt Nam. Còn thấy mọc ở nhiều nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Chàu Âu. Tại nhiều nước châu Âu
  • Với liều cao, tác dụng cùa nó gần giống mocphin, nó gây liệt đối với trung tâm hô hấp. Nếu tiêm, nó gây tê tại chỗ nhưng lại kèm theo hiện tượng hoại thư
  • Chất alixin rất dễ mất ỏxy và do đó mất tác dụng kháng sinh, vì vậy người ta cho rằng tấc dụng kháng sinh của alixin là do nguyên tử ôxy trong phân tử.
  • Cây sầu đâu rừng nhỏ, chỉ cao độ 1,60 đến 2,5m là cùng, thân yếu không thành gỗ và không to như cây xoan làm nhà. Lá xè lông chim khổng đều, 4-6 đôi lá chét
  • Hạt Na có vị đắng, hơi hôi, tính lạnh, có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng. Lá cũng có tác dụng kháng sinh tiêu viêm, sát trùng
  • Cây thảo mọc hằng năm, có thân trườn, bén rễ ở các mắt, phân nhánh nhiều từ gốc. Lá hình trái xoan nhọn, mọc đối, không lông có góc ở gốc, mép khía răng cưa, có cuống ngắn
  • Tính vị, tác dụng, Có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, Công dụng, chỉ định và phối hợp, Ở Vân Nam Trung Quốc, cây được dùng chữa lỵ, chứng lâm, đau đầu vú
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp, Nhân dân thường dùng củ làm gia vị và làm Thuốc, Có nơi dùng nó để chữa lỵ mạn tính
  • Mùa hè trời nắng gắt, oi nồng, thường gây một số bệnh: say nắng say nóng, cảm sốt, cơ thể bị mất nước, mệt mỏi, trẻ nhỏ bị rôm sảy, mụn nhọt, vân vân.
  • Theo y học cổ truyền, huyết dụ có vị nhạt, hơi đắng, tính mát, có tác dụng cầm máu, bổ huyết, tiêu ứ, dùng chữa rong kinh, chữa lỵ, xích bạch đới, phong thấp nhức xương...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY