Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây nhàu giảm đau, hạ huyết áp

Cây nhàu còn gọi là cây ngao hoặc nhàu rừng, nhàu núi (Morinda citrifolia L.). Bộ phận để làm Thu*c là vỏ cây, rễ, lá, quả.
Rễ nhàu chữa tăng huyết áp, nhức mỏi chân tay; Lá nhàu (tươi) dùng ngoài giã nhuyễn đắp làm lành vết thương, giảm đau khớp; Quả nhàu chín ăn giúp tiêu hóa tốt, điều kinh, hạ áp. Quả già nướng chín chữa ho, tiêu chảy, bệnh tiểu đường…

Theo nghiên cứu của y học hiện đại: Dịch quả nhàu chứa chất damnacanthal có tác dụng ức chế nhiều loại tế bào ung thư do làm giảm lượng máu tới khối u, dịch chiết quả nhàu làm giảm sự tiết dịch của niêm mạc dạ dày, tá tràng, rất tốt cho trường hợp viêm dạ dày thể đa toan hoặc trường hợp trào ngược dịch dạ dày, cao lỏng rễ nhàu có tác dụng giảm đau, chống viêm, tác dụng hạ đường huyết.

Để làm Thu*c, đông y sử dụng rễ nhàu hoặc thân cây nhàu thái mỏng, phơi khô hoặc sấy khô dùng dần. Rễ nhàu thái (bào) ra có màu vàng sậm như màu nghệ, cây nhàu bào ra có màu vàng nhạt… Dược liệu có vị chát, tính bình, quy vào kinh thận, đại tràng với công năng trừ phong thấp, nhuận tràng, bình can, giáng nghịch, dùng trị đau nhức xương khớp, trị tăng huyết áp, bồi bổ cho phụ nữ sau sinh sức khỏe yếu, mệt mỏi, tăng cường miễn dịch và tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Dưới đây là một số bài Thu*c thường dùng:

Bài 1: rễ nhàu (khô) 30g hãm hoặc sắc uống mỗi ngày; 10-15ngày là 1 liệu trình. Nghỉ 1 tuần, tùy theo mức độ huyết áp lúc đó, có thể dùng tiếp liệu trình sau. Khi huyết áp đã hạ, những lần sau có thể giảm liều xuống 10 - 12g hoặc 6-8g. Công dụng trị tăng huyết áp, có thể nấu thành cao lỏng để dùng dần.

Bài 2: rễ nhàu (khô) 40g, thiên môn 20g, bách bộ 20g. Sắc uống. Công dụng trị ho ra máu.

Bài 3: quả nhàu chín 1kg (rửa sạch), rượu trắng 40 độ 300ml. Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn (cả hạt), sau đó cho vào lọ thủy tinh, thêm 200g đường cát, đậy kín, ủ 5-7 ngày, mở ra cho 1.200ml rượu trắng vào trộn đều. Lọc, ép lấy nước cốt nhàu để dùng dần. Mỗi ngày uống 5ml, sau bữa ăn, ngày 2-3 lần. Công dụng trị bệnh gút, tăng huyết áp, mất ngủ, đại tiện táo, đau lưng, nhức mỏi chân tay, rối loạn kinh nguyệt, khí hư (nếu không uống được rượu thì có thể pha loãng với nước ấm).

Bài 4: rễ nhàu 24g, muồng trâu 12g, cối xay 12g, rau má 12g, củ gấu (sao, tẩm đồng tiện) 8g. Sắc uống trong ngày, uống ấm. Công dụng chữa nhức đầu kinh niên, đau nửa đầu

Bài 5: rễ nhàu 24g, thảo quyết minh (sao thơm) 12g, rau má 8g; thổ phục linh 8g; vỏ bưởi 6g; gừng sống 3 lát. Sắc uống trong ngày. Uống ấm. Công dụng chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh, tăng huyết áp

Bài 6: rễ nhàu 100g, thái nhỏ hoặc tán bột thô, ngâm trong 1.500ml rượu trắng 35 độ, sau 4-6 tuần. Để lắng, lọc bỏ cặn, lấy dịch ngâm. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 20-30ml trước bữa ăn.Công dụng trị đau lưng, đau nhức xương, đau dây thần kinh ngoại biên.

Bài 7: quả nhàu chín: 3-5 quả ăn với muối. Công dụng trị táo bón, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, điều kinh.

Bài 8: Quả nhàu chín bẻ đôi thoa lên vết thương, sau đó bỏ hạt, giã nát, đắp vào chỗ đau băng lại, ngày 2 lần. Công dụng trị chấn thương phần mềm (bong gân, tụ huyết, sưng đau).

Bài 9: Lá nhàu 12g, cỏ sữa 10g, sắc uống. Công dụng trị kiết lỵ, tiêu chảy, cảm sốt. Hoặc dùng quả nhàu già, nướng chín 3-5 quả ăn.

DS. Mai Thu Thủy

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cay-nhau-giam-dau-ha-huyet-ap-n134649.html)

Chủ đề liên quan:

cây nhàu giảm đau hạ huyết áp

Tin cùng nội dung

  • Dâm bụt, các tỉnh miền Nam gọi là bông bụp, nói ở đây là dâm bụt ta, một loại cây khiêm nhường, thường chỉ được trồng làm hàng rào.
  • Trong tập khí công thường không kiêng khem bệnh tật nào, tuy nhiên một số trường hợp tập để chữa bệnh thì có những bài tập và cách tập khác nhau.
  • Thuốc giảm đau thường chứa morphin. Chất này thường giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng, nhưng nó cũng dễ gây nghiện và ảnh hưởng trực tiếp tới niêm mạc dạ dày của người dùng.
  • Theo Đông y, cải canh vị cay, ôn; vào kinh phế. Có tác dụng ôn hoá hàn đàm (làm ấm, tiêu đờm do lạnh, lợi khí, tán kết, chỉ thống. Chữa các chứng hàn đàm ủng phế, đàm ẩm khí nghịch, đàm thấp kinh lạc, loa lịch đàm hạch...
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Theo dược thư cổ, hoa tam thất vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt (làm mát, giải nhiệt), bình can (điều hòa chức năng của tạng can), giáng áp (hạ huyết áp) và an thần, trấn tĩnh, thường được dùng để chữa các chứng và bệnh như tăng huyết áp, huyễn vựng (hoa mắt, chóng mặt trong hội chứng rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não...), nhĩ minh, nhĩ lung (tai ù, tai điếc), viêm hầu họng cấp tính...
  • Thời tiết lạnh thường là yếu tố gây tái phát bệnh khớp, đau mỏi cơ xương. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, bị tà khí xâm nhập làm sự vận hành của khí huyết bị tắc gây sưng đau, tê mỏi cơ các khớp. Xin giới thiệu một số bài Thuốc lưu thông khí huyết, bồi bổ can thận, có tác dụng giảm đau nhức xương khớp.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY