Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Tiêu giả, Tiêu Brazin - Schinus terebinthifolius Raddi

Dược liệu Vỏ bổ, quả có độc. Vỏ, lá, quả có tác dụng kháng sinh, K*ch d*c, làm săn da, diệt trùng, kích thích, bổ, diệt khuẩn. Vỏ, quả và lá được dùng trong y học dân gian ở Brazin trị u bướu, nhất là ở chân. Người ta dùng để trị mất trương lực, viêm khí quản, bỏng, ỉa chảy, thấp khớp, thống phong, thổ huyết, đau thần kinh toạ, sưng lở, giang mai, loét, ung bướu và vết thương.

1.Hình ảnh mô tả cây Tiêu giả

Tiêu giả, Tiêu Brazin - Schinus terebinthifolius

2.Tiêu giả, Tiêu Brazin - Schinus terebinthifolius Raddi, thuộc họ Đào lộn hột - Anacardiaceae.

Mô tả: Cây gỗ cao đến 9m, nhánh non không lông. Lá kép với 7 lá chét bầu dục thon, hai mặt màu xanh thẫm, mép có răng thưa; gân phụ 9-10 cặp, mặt dưới có lông thưa, trục lá có cánh thấp. Chuỳ hoa ở nách lá; hoa nhỏ màu trắng; đài hình chén có 5 thùy; cánh hoa 5; nhị 10 có chỉ ngắn, đĩa mật vàng, bầu không lông, vòi nhuỵ ngắn; núm 3, tròn. Quả đỏ.

Bộ phận dùng: Vỏ, lá, quả - Cortex, Folium et Fructus Schini Terebinthifolii.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Nam Mỹ (Brazin), được nhập trồng ở nhiều nước làm cây cảnh. Ở nước ta, cũng có trồng ở Thảo cầm viên thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phần hóa học: Vỏ quả chứa tinh dầu. Quả chứa triterpen terebinthon và schinol. Nhựa từ thân cây chứa 55% nhựa, 40% gôm và một ít tinh dầu, tanin, saponin và acid béo; nhựa cây cũng chứa cardol. Lá chứa myricetin, quercetin, kaempferol, leucocyanindine, triacontane, b-sitosterol, acid masticolienonic và acid 3-a-hydroxymasticodienoic. Hạt chứa 25-45% tinh đầu gồm chủ yếu là phellandren, và 8-10% dầu béo màu đen lục. Ở hạt khô, có 10,8% protein và 32,2% dầu béo.

Tính vị, tác dụng: Vỏ bổ, quả có độc. Vỏ, lá, quả có tác dụng kháng sinh, K*ch d*c, làm săn da, diệt trùng, kích thích, bổ, diệt khuẩn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Vỏ, quả và lá được dùng trong y học dân gian ở Brazin trị u bướu, nhất là ở chân. Người ta dùng để trị mất trương lực, viêm khí quản, bỏng, ỉa chảy, thấp khớp, thống phong, thổ huyết, đau thần kinh toạ, sưng lở, giang mai, loét, ung bướu và vết thương. Lá và quả có tính kháng sinh thường dùng nấu nước rửa mụn nhọt và vết thương. Vỏ cũng nấu tắm trị phong thấp và đau thần kinh toạ. Dịch rễ dùng đắp đụng giập và cả u bướu ung thư. Lá dùng nấu tắm trị nhọt và vết thương.

Ở Nouvelle Calédonie (Tân Đảo), người ta cũng dùng tinh dầu trị đau thấp khớp; lá được dùng cho vào men chua làm gia vị; hạt cũng được sử dụng sau khi đã rang thơm dùng thay hạt Tiêu.

Ghi chú: Quả có độc, có thể gây nôn mửa, ỉa chảy và nôn ra máu.

3.Thông tin và hình ảnh tham khảo thêm

Tiêu giả, Tiêu Brazin - Schinus terebinthifolius

Tiêu giả, Tiêu Brazin có tên khoa học là Schinus terebinthifolia là một loài thực vật có hoa trong họ Đào lộn hột. Loài này được Raddi miêu tả khoa học đầu tiên năm 1820. Loài này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Nam Mỹ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-tieu-gia-tieu-brazin-schinus-terebinthifolius-raddi)

Tin cùng nội dung

  • Dược liệu Lá có vị chát, cay, tính ấm; có tác dụng hoạt lạc chỉ thống, ôn trung chỉ tả. Vỏ thân, rễ có tác dụng hoạt lạc giảm đau. Quả chát có tác dụng cầm tả. Ở Trung Quốc, lá được dùng trị phong thấp đau lưng, đòn ngã tổn thương, đau bụng ỉa chảy. Vỏ thân được dùng trị phong thấp đau lưng eo, đòn ngã tổn thương. Quả dùng trị đau bụng ỉa chảy.
  • Dược liệu Tông dù Thịt vỏ thân, vỏ rễ có vị đắng, chát, tính mát; có tác dụng khư phong lợi thấp, cầm máu, giảm đau, trừ sốt, sáp trường, sát trùng. Lá có Vị đắng, tính bình; có tác dụng tiêu viêm, giải độc, sát trùng. Thịt vỏ thân, vỏ rễ dùng trị dạ dày xuất huyết, trực tràng xuất huyết, rắn cắn, mụn nhọt, ngứa lở ngoài da, lỵ, viêm ruột, đái ra máu, băng huyết, phong thấp đau lưng đùi, ỉa chảy lâu ngày, bạch trọc.
  • Vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng hoạt huyết khư ứ, khư phong trừ thấp, thư cân tiếp cốt, tiêu viêm, bình suyễn. Rễ giã nát đắp ngoài tiêu, nọc sưng đau, nối xương, ngâm rượu uống trong có thể thư cân hoạt lạc. Vỏ rễ, hoa, quả điều huyết, tiếp xương, bổ hư, giải nhiệt, bình suyễn; dùng trị gãy xương, phụ nữ bị bệnh khô máu, sưng amygdal, háo suyễn và đòn ngã tổn thương.
  • Cây Trâm trắng Quả hơi có vị chát, khi chín màu tím đen, ăn được. Vỏ, rễ, lá, quả cũng có thể dùng như Trâm Lào.
  • Lá làm dịu đau; rễ bổ; vỏ làm săn da. Quả được dùng ở Tahiti làm Thu*c dịu đau nửa đầu và dịch nhựa chảy ra từ cuống quả là vị Thu*c dân gian trị bò cạp và rết cắn. Cũng dùng làm Thu*c trị bệnh về da, đụng giập.
  • Cây Trâm vỏ đỏ Quả có vị thơm dịu, mùi giống như mùi chanh, ăn được. Vỏ cây được dùng phối hợp với các loại Thu*c khác để trị lỵ. Cây được dùng làm Thu*c xem như kích thích, trừ phong thấp, và trị giang mai.
  • Theo đông y, dược liệu Chổi đực Rễ có vị đắng se, tính mát, có tác dụng làm mát, hạ nhiệt, lợi tiểu, làm ra mồ hôi, lợi tiêu hoá. Lá có vị đắng, có tác dụng làm dịu và làm tan sưng. Rễ dùng làm Thu*c bổ đắng giúp ăn ngon cơm cũng dùng trị đau thấp khớp. Ở Ấn Độ, rễ được dùng trị đau về thần kinh và bệnh đường tiết niệu, cũng dùng trị đau ruột mạn tính và như chất K*ch d*c. Lá dùng đắp mụn nhọt để làm vỡ mủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY