Mô tả: Cây thảo sống nhiều năm cao 50-100cm, phân nhánh nhiều ở gần gốc, có thân và cành mảnh. Lá hình dải mũi mác, có cuống ngắn, hơi thót lại ở gốc, nhọn dài ra ở chóp, dài tới 8cm, rộng 3cm; gân gốc 3. Tán hoa có cuống ngắn mang 3-7 hoa, thường là 4-5 hoa màu hồng lục. Bao hoa 6 mảnh, thuôn nhọn, có 3 gân; cựa tiêu giảm thành một u dạng lườn; nhị 5, thò. Quả mọng tròn.
Nơi sống và thu hái: Loài của Nam Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam. Cây mọc ở rừng ven suối các tỉnh Lào Cai, Hoà Bình, Ninh Bình đến Kon Tum, Lâm Ðồng. Thu hái rễ vào mùa hè và thu, rửa sạch và phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng và cay, tính mát; có tác dụng tiêu viêm chỉ thống, khư phong trừ thấp, thư cân hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa 1. Sốt cao không lui; 2. Hư lao nóng nhức trong xương; 3. Phong thấp tê liệt, khớp xương lưng đùi tê đau; 4. Ðau bụng kinh, kinh nguyệt quá nhiều; 5. Mụn nhọt lở ngứa, đòn ngã tổn thương, gẫy xương. Liều dùng 10-15g, dạng Thu*c sắc hoặc ngâm rượu; hoặc tán bột. Dùng ngoài giã cây tươi đắp trị chỗ đau.
1. Phong thấp đau nhức xương, thống kinh, kinh nguyệt nhiều, lao phổi. Rễ Tóc tiên rừng 10-15g, sắc nước uống.
Tên khác: Frillaria cantoniense Lour. 1790 (FC:206). - Disporum pullum Salisb. 1812 (FGI, 6:331; CCNVN, 2:582);
Chủ đề liên quan:
kinh nguyệt nhiều lao phổi Phong thấp đau nhức xương Rhizoma Dispori Cantoniensis sốt cao ở trẻ em thống kinh Tóc Tiên trúc diệp Trúc diệp sâm vạn thọ