Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Trà hoa Nhật, Sơn trà hoa - Camellia japonica L

Dược liệu Trà hoa Nhật Vị cay và đắng, tính hàn; có tác dụng thu liễm, chỉ huyết, lương huyết, tán ứ, giải độc. Thường dùng trị nôn ra máu, chảy máu cam, trị chảy máu, tử cung xuất huyết. Dùng ngoài trị vết thương chảy máu, bỏng lửa và bỏng nước, nhọt và viêm mủ da. Giã nát ra trộn với dầu vừng đắp tại chỗ.
Trà hoa Nhật, Sơn trà hoa - Camellia japonica

Trà hoa Nhật, Sơn trà hoa - Camellia japonica L., thuộc họ Chè - Theaceae.

Mô tả: Cây nhỡ thường xanh hay cây gỗ nhỏ, cao 3-15m. Lá có phiến dày như da, bầu dục, nhọn hai đầu, mép có răng cưa mịn, gân phụ 7-8 cặp, cuống dài 5mm. Hoa to ở ngọn nhánh, rộng đến 10cm, đỏ thắm, thường từng đôi; cánh hoa đầu lõm; nhị nhiều, vàng tươi, có khi thành nhóm xen với cánh hoa. Nang to 3-4cm; vỏ quả cứng như gỗ; mỗi ô chứa 1-3 hạt.

Hoa tháng 4-5.

Bộ phận dùng: Rễ, hoa - Radix et Camelliae Japonicae, thường gọi là Sơn trà hoa.

Nơi sống và thu hái: Loài của quả Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Ta nhập trồng ở Hà Nội, Ðà Lạt vì hoa đẹp. Thu hái hoa vào tháng 4, tháng 5 đúng trước lúc hoa nở, phơi khô hay sấy khô.

Thành phần hoá học: Hạt có dầu.

Tính vị, tác dụng: Vị cay và đắng, tính hàn; có tác dụng thu liễm, chỉ huyết, lương huyết, tán ứ, giải độc.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị nôn ra máu, chảy máu cam, trị chảy máu, tử cung xuất huyết. Liều dùng 6-9g, dạng Thu*c sắc. Dùng ngoài trị vết thương chảy máu, bỏng lửa và bỏng nước, nhọt và viêm mủ da. Giã nát ra trộn với dầu vừng đắp tại chỗ.

Ðơn Thu*c:

1. Nôn ra máu, chảy máu cam, trĩ chảy máu: Hoa Trà hoa Nhật, quả Dành dành, lá Trắc bá, củ Sinh địa đều 9g, sắc nước uống.

2. Bỏng lửa, bỏng nước: Nghiền hoa tươi Trà hoa Nhật 5g thêm dầu vừng và đắp.

3. Nhọt và viêm mủ da: Lá Trà hoa Nhật tươi, giã ra đắp ngoài.

Bộ phận dùng: Rễ, hoa - Radix et Camelliae Japonicae, thường gọi là Sơn trà hoa.

Sơn trà Nhật Bản (Tên khoa học: Camellia japonica, tên gọi khác: Trà My) là một loài thực vật thuộc Chi Trà. Đây là loài nổi tiếng nhất của chi, đôi khi chúng có tên gọi Hoa hồng mùa đông. Đây là loài bản địa Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Hoa. Nó là hoa biểu tượng của Alabama, Trùng Khánh.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-tra-hoa-nhat-son-tra-hoa-camellia-japonica-l)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh thấp tim còn được gọi là bệnh thấp khớp cấp hoặc sốt thấp khớp, là một thể lâm sàng của bệnh tự miễn dịch (nghĩa là cơ thể tự sinh ra kháng thể chống lại chính các cơ quan tổ chức của mình).
  • Con trai tôi 4 tuổi, cháu thường bị các bệnh về mắt nên thường phải dùng Thuốc nhỏ mắt, khi thì là loại có chứa cloramphenicol...
  • Theo y học cổ truyền, hạt lười ươi có vị ngọt, nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi yết hầu, thanh trường thông tiện.
  • Khi thấy các vết bầm tím trên da xuất hiện thường xuyên, chúng ta không nên chủ quan bởi vì rất có thể đó là triệu chứng của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu.
  • Cháu nhà em được 5 tuổi, cháu thường hay bị chảy máu mũi. Xin BS cho biết nguyên nhân và cách phòng bệnh này.
  • Bỏng là T*i n*n thường gặp ở trẻ, số lượng bệnh nhi phải nhập viện cấp cứu, điều trị, thậm chí Tu vong do bỏng ngày càng gia tăng, nhất là vào thời gian nghỉ hè.
  • Xin hướng dẫn cho tôi cách xử trí khi bị chảy máu cam?.
  • Tôi đi khám thì được biết bị nôn ra máu do rách thực quản. Xin bác sĩ nói rõ về bệnh này, nguyên nhân do đâu và cách phòng chữa.
  • Nôn ra máu là triệu chứng thường do bệnh lý ở đường tiêu hóa trên, bao gồm: thực quản, dạ dày, và đoạn đầu ruột non (hành tá tràng). Nôn ra máu thường co chảy máu thực quản, dạ dày, tá tràng
  • Chảy máu cam Đông y gọi là “Tỵ nục”- một trong những chứng “nục huyết”, bệnh phát sinh do huyết nhiệt vong hành nghĩa là huyết phận có nhiệt gây nên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY