Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Nuốt Thuốc nhỏ mắt, có hại không?

Con trai tôi 4 tuổi, cháu thường bị các bệnh về mắt nên thường phải dùng Thuốc nhỏ mắt, khi thì là loại có chứa cloramphenicol...
Con trai tôi 4 tuổi, cháu thường bị các bệnh về mắt nên thường phải dùng Thuốc nhỏ mắt, khi thì là loại có chứa cloramphenicol, khi thì dùng loại có prednisolon. Mỗi lần nhỏ Thuốc xong, Thuốc chảy xuống họng, cháu thường nuốt Thuốc luôn. Tôi không biết việc Thuốc nhỏ mắt">nuốt Thuốc nhỏ mắt như vậy có hại không. Cần phải nhỏ thế nào để Thuốc không chảy xuống họng? Tôi xin cảm ơn.

Thu Minh (Hà Nội)

Thuốc nhỏ mắt là để dùng tại chỗ nhằm điều trị các bệnh mà nguyên nhân sinh bệnh thường diễn ra tại đó (như viêm kết mạc, viêm loét giác mạc, viêm tuyến lệ) nhưng nếu để Thuốc chảy xuống ống tiêu hóa, hấp thu vào toàn thân thì dễ gây hại cho cơ thể.

Loại Thuốc có chứa kháng sinh cloramphenicol được chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn phần trước của mắt (giác mạc, kết mạc, bồ đào mạc trước), phòng ngừa nhiễm khuẩn trước và sau mổ, mắt hột và zona. Tuy hàm lượng cloramphenicol trong Thuốc nhỏ mắt không cao (1ml chứa 5mg cloramphenicol), nhưng trong hướng dẫn dùng Thuốc cũng đã lưu ý cần hạn chế Thuốc chảy xuống họng. Thuốc sẽ hấp thu toàn thân và có thể gây tác dụng phụ, vì cloramphenicol là kháng sinh có nhiều chống chỉ định và tác dụng không mong muốn. Đặc biệt không dùng cho người rối loạn chức năng gan, bệnh về máu do tủy xương, phụ nữ có thai, cho con bú hoặc trẻ sơ sinh...

Với các Thuốc nhỏ mắt có chứa chất kháng viêm corticosteroid (dexamethason, prednisolon...), hàm lượng chất này trong biệt dược thường khá cao, đa phần 1ml chứa 5mg hoặc 1ml chứa 1mg. Như vậy, 1ml tương đương ít nhất với 1 viên prednisolon. Hầu hết các Thuốc này không dùng quá 10 ngày. Nếu dùng lâu dài và không thận trọng để Thuốc chảy vào miệng, vô tình bạn đã uống các corticosteroid. Dùng dài ngày corticosteroid dù là nhỏ mắt hay uống, bôi đều có hại. Thuốc sẽ gây các triệu chứng như: mất ngủ, thần kinh dễ bị kích động, khó tiêu, đau khớp, chảy máu cam, rậm lông, loét dạ dày - tá tràng, buồn nôn, nôn, trướng bụng...

Khi nhỏ mắt cho trẻ, bạn nên đặt bé nằm, cho đầu ngửa ra, mở mắt hoặc tốt nhất là nhờ người khác vành mắt ra, dùng hai ngón tay bóp nhẹ cho Thuốc rơi gọn vào mắt đúng 1 hoặc 2 giọt tùy theo hướng dẫn. Không dùng cả bàn tay bóp mạnh làm cho Thuốc ra quá nhiều chảy thành dòng, gây quá liều và nhanh chóng đi xuống họng. Ngay sau khi nhỏ Thuốc, dùng tay ấn vào cánh mũi gần góc trong của mắt 1-2 phút, nằm yên một lát rồi mới ngồi dậy. Tuyệt đối không để Thuốc ở nơi trẻ có thể tự lấy để sử dụng sẽ dễ quá liều và bị ngộ độc Thuốc.

DS. Hà Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nuot-thuoc-nho-mat-co-hai-khong-13861.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi và bà xã cùng phát hiện viêm dạ dày và nhiễm HP nhưng điều trị nhiều toa kháng sinh mạnh, sao vẫn không khỏi. Nhờ Mangyte tư vấn làm sao để trị dứt điểm bệnh này? Chúng tôi nghe nói viêm dạ dày nhiễm HP dễ thành ung thư nên lo lắng lắm. Trân trọng cảm ơn. Trần Thành Bảo (Quận 10, TPHCM)
  • Viêm kết mạc mùa xuân YHCT gọi là bạo phong khách, thiên hành xích nhãn...Trên lâm sàng thường gặp ba loại sau: thể phong nhiệt, thể phong thấp và thể âm hư. Tùy thể mà dùng bài Thu*c.
  • Trẻ sơ sinh là những sinh linh bé bỏng đáng yêu nhưng cũng là những đối tượng bí ẩn của khoa học. 5 thử nghiệm dưới đây được xem là độc đáo và thú vị lần đầu tiên được thực hiện ở nhóm đối tượng này.
  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Viêm kết mạc, (đau mắt đỏ), là bệnh lý thường gặp của mắt. Bệnh thường dễ lây lan và tạo thành dịch, nếu không được điều trị và phòng ngừa đúng cách.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Chảy máu cam Đông y gọi là “Tỵ nục”- một trong những chứng “nục huyết”, bệnh phát sinh do huyết nhiệt vong hành nghĩa là huyết phận có nhiệt gây nên.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.
  • Dây rốn và bánh nhau thường bị bỏ đi sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, một số cha mẹ quyết định trữ máu cuống rốn vì việc này có thể giúp ích khi trẻ bị bênh hiểm nghèo trong tương lai.
  • Cài đai an toàn bảo vệ bạn và em bé khỏi thương tích hoặc Tu vong trong trường hợp bị T*i n*n xe hơi. Bạn nên cài đai an toàn dù ngồi ở bất cứ vị trí nào trong xe.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY