Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây vú bò - Vị Thuốc kiện tỳ bổ phế

Theo Đông y, vị Thuốc thổ hoàng kỳ vị cay, ngọt, hơi ấm, có tác dụng kiện tỳ, bổ phế, hành khí lợi thấp, tráng gân cốt.
cây vú bò còn có tên khác là vú bò sẻ, vú lợn, ngải phún, sung ba thùy. Tên khoa học: Ficus simplicissima Lour. cây vú bò mọc hoang dại trong rừng thứ sinh ở nước ta. Bộ phận dùng làm Thuốc là vỏ rễ, thu hái quanh năm, được dùng thay thế hoàng kỳ nên có tên là thổ hoàng kỳ. Trong cây vú bò có nhiều acid hữu cơ, acid amin, các chất triterpen, alcaloid và coumarin. Theo Đông y, vị Thuốc thổ hoàng kỳ vị cay, ngọt, hơi ấm, có tác dụng kiện tỳ, bổ phế, hành khí lợi thấp, tráng gân cốt. Chữa phong thấp tê bại, ho do phế lao, ra mồ hôi trộm, chân tay mệt mỏi vô lực, ăn ít bụng trướng, thủy thũng, viêm gan, bạch đới, sản hậu không có sữa. Liều dùng: 20 - 40g dạng Thuốc sắc.

Đơn Thuốc có vị Thuốc thổ hoàng kỳ (vú bò)

Kiện tỳ hóa thấp, trị các chứng viêm gan mạn, xơ gan, phù do suy dinh dưỡng: thổ hoàng kỳ 20g, diệp hạ châu 16g, nhân trần 12g, rau má 16g. Sắc uống.

Khứ đờm giảm ho (viêm phế quản, ho có đờm): thổ hoàng kỳ 20g, mạch môn 12g, diếp cá 20g, lá táo 16g. Sắc uống.

Bổ khí huyết, tỳ thận, bổ huyết, bổ tỳ, bổ thận: thổ hoàng kỳ 20g, đương quy 10g, bạch truật 10g, thục địa 10g. Sắc uống, ngày 1 thang. Có thể dùng đơn này với liều cao hơn để ngâm rượu, ngâm 10 - 15 ngày. Uống 30ml mỗi ngày.

Bổ tỳ ích khí, trị ăn không ngon miệng, tiêu hóa kém, hay đầy bụng, hay bị phân sống: thổ hoàng kỳ 20g, mộc hương 4g, thảo quả 6g, đậu khấu 6g. Sắc uống.

Chữa thấp khớp mạn tính: thổ hoàng kỳ (sao vàng) 20g, dây đau xương (sao vàng) 16g, rễ sung sao 12g, củ ráy tía sao 12g, rễ gối hạc (sao vàng) 16g, thiên niên kiện 12g, rễ bạch hoa xà 8g. Sắc nước, cho thêm ít rượu để uống.

Chữa phong thấp: rễ thổ hoàng kỳ 60g, móng giò lợn 250g, rượu trắng 60g. Cho nước, sắc lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày.

Chữa ứ máu tím bầm do ngã hay bị thương: lá hay quả giã nát, chưng với rượu; đắp hay chườm.

Chữa sa dạ dày, sa trực tràng, sa tử cung: thổ hoàng kỳ 30g, tô mộc 12g, hồi đầu thảo 12g, ngưu tất 12g, mộc thông 12g. Sắc uống. Uống 2 - 3 tháng.

Chữa bế kinh, sau khi đẻ ứ huyết đau bụng: 30 - 60g. Sắc nước, thêm ít rượu để uống.

Sưng đau tinh hoàn: rễ thổ hoàng kỳ tươi 60 - 120g. Sắc uống.

Bạch đới: rễ thổ hoàng kỳ khô 60g. Sắc uống.

Lợi sữa: thổ hoàng kỳ 20g, trạch tả 20g, mộc thông 20g, xuyên sơn giáp 10g. Sắc uống.

BS. Nguyễn Tiểu Lan

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/cay-vu-bo-vi-thuoc-kien-ty-bo-phe-n57029.html)

Chủ đề liên quan:

bổ phế kiện tỳ vị thuốc

Tin cùng nội dung

  • Các loại rau thơm không chỉ làm cho các món ăn thêm hấp dẫn, mà còn góp phần không nhỏ trong việc phòng và chữa bệnh.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
  • Gạo là lương thực chính của người dân Việt Nam và các nước Á Đông, cung cấp năng lượng chính trong ngày.
  • Khi bị đầy bụng, khó tiêu, ngoài việc nên tránh những thức ăn khó tiêu như dầu, mỡ động vật, và nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, nấu mềm, chúng ta có thể dùng các vị Thuốc có tác dụng kích thích tiêu hóa là những quả, cây, lá có sẵn trong vườn nhà, vừa không tốn kém lại không gây hại cho cơ thể.
  • Thịt thỏ chứa nhiều dinh dưỡng có hàm lượng protein như thịt bò, thịt dê, thịt lợn, nhưng ít chất béo, hàm lượng cholesterol thấp, có các nguyên tố và sinh tố cần cho cơ thể.
  • Cây qua lâu (trichosanthes kirilowi maxim.) thuộc họ bí (cucurbitaceae), có tên khác là dưa trời, dưa núi, hoa bát, vương qua (tên gọi ở miền Bắc, dây bạc bát, bát bát châu (tên miền Nam), người Tày gọi là thau ca.
  • Các dược liệu này sau khi ngâm tẩm bằng rượu, có thể sử dụng độc vị, hoặc phối hợp với các vị Thuốc hình thành bài Thuốc ngâm rượu, hoặc sắc uống có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi suy nhược về khí huyết, ngũ tạng hư suy, giúp cân bằng âm dương phòng và chữa bệnh rất tốt, hiệu quả góp phần cải thiện sức khỏe.
  • Theo Đông y, gừng khô vị cay, tính ôn; vào các kinh tâm, tỳ, phế và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hồi dương thông mạch.
  • Nhót được trồng ở khắp các vùng miền trong cả nước. Lá nhót chứa tanin, saponosid, polyphenol. Quả nhót chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, được dùng để nấu canh chua, vị thơm; quả nhót xanh, thái ngang dày 3 - 5mm, phơi hoặc sấy khô để làm Thuốc.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY