Bài thuốc dân gian hôm nay

Gạo tẻ bổ trung ích khí kiện tỳ

Gạo là lương thực chính của người dân Việt Nam và các nước Á Đông, cung cấp năng lượng chính trong ngày.
Gạo là lương thực chính của người dân Việt Nam và các nước Á Đông, cung cấp năng lượng chính trong ngày. Từ gạo chế biến được nhiều dạng như phở, bún, miến... Gạo có chứa protein, lipid, tinh bột, các loại đường, sinh tố, B1, Fe, Ca, P... Gạo cũng là vị Thu*c chữa nhiều bệnh.

Theo Đông y, gạo vị ngọt, tính bình; vào tỳ, vị. Có tác dụng bổ trung, ích khí, kiện tỳ hoà vị trừ phiền, chỉ tả, chỉ lỵ. Dùng cho các trường hợ tỳ vị hư nhược, mệt mỏi, ăn kém, chậm tiêu, đầy tức bụng, tiêu chảy, kiết lỵ. Sau đây là một số món ăn Thu*c từ gạo tẻ. Cháo gạo tẻ: Nấu ăn thường nhật, vào buổi sáng, đặc biệt là người cao tuổi, trẻ em, có tác dụng bổ dưỡng cơ thể, dễ tiêu hoá hấp thụ. Theo “Trửu hậu phương” ngày ăn hai bữa cháo có tác dụng điều hoà công năng tiêu hoá, trấn tâm an thần.

Cháo trắng hoàng kỳ: Gạo tẻ 300g, hoàng kỳ 30g. Nấu cháo chia 4 lần ăn trong ngày. Dùng cho phụ nữ trong 3 tháng đầu thai nghén, bị động thai đau bụng.

Cháo rễ sậy: Rễ sậy tươi 60 - 80g, gạo tẻ 50g nấu cháo vớt bỏ bã. Dùng cho người sau khi bị các bệnh nhiễm khuẩn (nhiệt bệnh), biểu hiện da nóng, bứt rứt, khát, loét miệng, nôn. Đặc biệt là trẻ em bị sốt, nôn.

Cháo đảng sâm hoàng kỳ: Chích hoàng kỳ 20g, đảng sâm 16g, gạo tẻ 200g, đường trắng vừa ăn. Gạo tẻ, hoàng kỳ, đảng sâm cùng nấu cháo, cháo chín nhừ, lọc bỏ bã Thu*c, thêm đường, đun sôi. Dùng cho các bệnh nội khoa, người cao tuổi thể trạng hư nhược, thở gấp, thở ngắn, tim đập mạnh, vã mồ hôi (tự hãn), tỳ vị hư, bị chứng lỵ mạn tính, ăn kém, chậm tiêu.

Bạch hổ thang: Ngạnh mễ (gạo tẻ) 40 - 120g, sinh thạch cao 40 - 120g, tri mẫu 12 - 20g, cam thảo 8 - 10g. Thạch cao đập vụn, cam thảo, tri mẫu được gói trong vải xô, cùng đem nấu với gạo tẻ và một lượng nước sạch thích hợp. Đun to lửa cho gạo chín nhừ, bỏ bã, gạn nước cho uống ngày 3 lần. Dùng cho các trường hợp sốt cao, vã mồ hôi, kích thích vật vã, đau đầu mỏi mệt. Các hội chứng bệnh lý này nếu không được xử trí kịp thời sẽ dẫn đến trụy tim mạch, huyết áp tụt, hôn mê (do hậu quả của sốt cao mất nước).

Bạch hổ thang được dùng như một dạng truyền dịch cấp của Y học cổ truyền (đun nhanh to lửa, cho uống liền). Liều lượng trong thực đơn có thể thêm bớt theo chỉ định của thầy Thu*c.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-gao-te-bo-trung-ich-khi-kien-ty-4162.html)
Từ khóa: gạo tẻ

Chủ đề liên quan:

gạo tẻ kiện tỳ

Tin cùng nội dung

  • Vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu thũng, chỉ tả, mạnh gân cốt, kiện tỳ ích khí, hoạt huyết khư phong
  • Thường dùng trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, tiểu tiện bế tắc, đau bụng, khó tiêu, trướng đầy, gây trung tiện, ngừng nôn mửa, tiết tả đi lỵ
  • Trong y học cổ truyền (YHCT), phương Quy tỳ thường được sử dụng dưới dạng nước sắc, hoặc viên hoàn, để trị các chứng suy yếu về tạng tỳ, như kém ăn, người gầy, da xanh, sắc mặt trắng bệch,môi tái, móng tay, chân nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, hay choáng váng (huyễn vựng), tinh thần mệt mỏi, mất ngủ, ngủ hay mơ mộng, hồi hộp, hay quên.
  • Theo Đông y, vị Thuốc thổ hoàng kỳ vị cay, ngọt, hơi ấm, có tác dụng kiện tỳ, bổ phế, hành khí lợi thấp, tráng gân cốt.
  • Liệt dương (hay còn gọi là bất lực) luôn được xem là cơn ác mộng với đàn ông. Có rất nhiều lý do khiến cho nam giới bị rối loạn chức năng cương dương (gọi tắt là RLCNC).
  • Nhiều người cho rằng ăn gạo nếp gây béo hơn ăn gạo tẻ, ăn đồ nếp nóng, dễ mọc mụn…. Theo PGS Nguyễn Thị Lâm – Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sự khác biệt duy nhất giữa gạo nếp và gạo tẻ là do cảm quan của chúng ta về độ dính và độ dẻo của chúng. Trong thực tế, hai loại gạo này gần như tương đồng về mặt giá trị dinh dưỡng.
  • Bột gạo tẻ làm sạch da mặt diệu kỳ vào mùa hè có tác dụng cung cấp vitamin nuôi dưỡng, tái sinh làn da. Khoai tây giúp làn da trắng vượt trội.
  • Thịt ngỗng sậm màu hơn so với thịt gà và thịt vịt, có hương vị đậm đà.
  • Đuôi bò là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nếu đuôi bò được làm sạch ninh nhừ phối hợp vị Thu*c không chỉ tăng giá trị bổ dưỡng còn chữa bệnh hiệu quả.
  • Thịt thỏ chứa nhiều dinh dưỡng có hàm lượng protein như thịt bò, thịt dê, thịt lợn, nhưng ít chất béo, hàm lượng cholesterol thấp, có các nguyên tố và sinh tố cần cho cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY