Bài thuốc dân gian hôm nay

Thuốc kiện tỳ, bổ hư, chỉ khát từ ngỗng

Thịt ngỗng sậm màu hơn so với thịt gà và thịt vịt, có hương vị đậm đà.
Thịt ngỗng sậm màu hơn so với thịt gà và thịt vịt, có hương vị đậm đà. Trong tất cả các loại gia cầm, thịt ngỗng cung cấp chất béo và nguồn dinh dưỡng nhiều nhất, nó đã vượt xa thịt gà, thịt vịt về lợi ích đối với sức khỏe. Các bộ phận của ngỗng như thịt, trứng, mật, lông, tiết ngỗng… đều được dùng làm Thuốc.

Thịt ngỗng rất giàu protein, lipid, các hợp chất carbon, nguyên tố Ca, P, Fe, vitamin C. Theo Đông y, thịt ngỗng vị ngọt, tính bình, vào tỳ phế. Tác dụng bổ ngũ tạng, ích khí kiện tỳ hòa vị, bổ hư, ngừng tiêu khát. Dùng rất tốt cho người gầy còm, mỏi mệt, suy nhược cơ thể, đái tháo đường; trứng ngỗng bổ trung ích khí; lông và màng da chữa bệnh ngoài da, vỏ trứng ngỗng trị mụn nhọt… Hằng ngày có thể dùng 200 - 500g thịt ngỗng bằng cách hầm, quay, rán… Sau đây là một số bài Thuốc từ ngỗng:

Trị ung nhọt:

Bài 1: lông ngỗng sao cháy 40g, phèn chua 80g. Nghiền nhỏ, dùng nước cơm làm thành viên. Mỗi lần 8g, uống với rượu loãng.

Bài 2: lông ngỗng sao tồn tính 40g, hùng hoàng 12g, xuyên ô 6g, thảo ô 6g, sáp ong vừa đủ. Nghiền trộn lông ngỗng, hùng hoàng, xuyên ô, thảo ô thành bột mịn; trộn với sáp ong nóng chảy để làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, uống với rượu loãng. Trị mụn nhọt độc, có mủ thì vỡ, không mủ thì tiêu.

Chữa phong ngứa nổi khắp mình, nổi đỏ, gãi ngứa, chân tay đau nhức, da dẻ nứt nẻ, phụ nữ âm hộ lở loét ướt và ngứa: khổ sâm 600g, lông ngỗng 320g. Lông ngỗng sao tồn tính, trộn với khổ sâm khô, tán nhỏ. Dùng nước cơm làm hồ, viên bằng hạt ngô (3g). Lấy chu sa làm áo. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 - 10g, uống với rượu loãng hoặc nước ấm.

Giảm đau: ống lông ngỗng có máu 7 cái, giun đất 7 con, nhũ hương 5g. Lông ngỗng sao cháy tồn tính, giun đất sao hoặc nướng giòn cùng với nhũ hương nghiền thành bột mịn, thêm ít sáp ong làm viên. Ngày uống 2 lần (sáng, tối); mỗi lần uống 4g với rượu loãng.

Trị hạch ở cổ (loa lịch): Lấy tất cả lông, màng da chân và miệng để lên miếng ngói đang nung đỏ cho cháy. Lấy than nghiền nhỏ chia làm 10 phần, mỗi ngày uống 1 phần, uống sau bữa ăn.

Dược thiện từ ngỗng:

Ngỗng hầm đẳng sâm, hoàng kỳ: thịt ngỗng 300 - 500g, hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 30g, sơn dược 30g. Thịt ngỗng cùng nấu với các dược liệu, thêm gia vị cho phù hợp. Món này thích hợp với người tỳ vị hư nhược, ăn kém, mệt mỏi.

Ngỗng hầm sa sâm, ngọc trúc: thịt ngỗng 300- 500g, thịt lợn nạc 200g, sơn dược 20g, sa sâm 20g, ngọc trúc 20g. Cho tất cả vào nồi, thêm nước và gia vị vừa ăn, đun nhỏ lửa hầm nhừ. Món này bổ khí, bổ âm, tốt cho người miệng họng khô, khát nước, mệt mỏi, thở gấp, ho suyễn, ăn kém, đái tháo đường...

Nước ép thịt ngỗng: thịt ngỗng 300-500g, hầm nấu ép lấy nước. Món này tốt cho người đái tháo đường.

Kiêng kỵ: Người đang có thấp nhiệt (nhiễm khuẩn cấp tính) không dùng. Thịt ngỗng tác dụng bổ âm, bổ khí mạnh nhưng tránh lạm dụng dễ gây rối loạn tiêu hoá.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/thuoc-kien-ty-bo-hu-chi-khat-tu-ngong-n117321.html)
Từ khóa: thit ngong

Chủ đề liên quan:

kiện tỳ thit ngong

Tin cùng nội dung

  • Phòng kỷ lợi thủy, Hoàng kỳ bổ khí để hóa khi lợi thủy là chủ dược. Bạch truật, Cam thảo kiện tỳ hòa trung
  • Thương truật táo thấp kiện tỳ là chủ dược, Hậu phác táo thấp trừ chướng mãn, Trần bì lý khí hóa đàm thấp là các Thuốc phụ trợ chính
  • Vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu thũng, chỉ tả, mạnh gân cốt, kiện tỳ ích khí, hoạt huyết khư phong
  • Thường dùng trị mọi chứng đau, trúng khí độc bất tỉnh, tiểu tiện bế tắc, đau bụng, khó tiêu, trướng đầy, gây trung tiện, ngừng nôn mửa, tiết tả đi lỵ
  • Trong y học cổ truyền (YHCT), phương Quy tỳ thường được sử dụng dưới dạng nước sắc, hoặc viên hoàn, để trị các chứng suy yếu về tạng tỳ, như kém ăn, người gầy, da xanh, sắc mặt trắng bệch,môi tái, móng tay, chân nhợt nhạt, hoa mắt, chóng mặt, hay choáng váng (huyễn vựng), tinh thần mệt mỏi, mất ngủ, ngủ hay mơ mộng, hồi hộp, hay quên.
  • Theo Đông y, vị Thuốc thổ hoàng kỳ vị cay, ngọt, hơi ấm, có tác dụng kiện tỳ, bổ phế, hành khí lợi thấp, tráng gân cốt.
  • SKĐS-Ngỗng còn gọi là nga nhục, là loại thủy cầm được nuôi rất nhiều ở nước ta. Từ thịt ngỗng chế biến nhiều món ăn ngon như ngỗng quay, ngỗng tẩm bột, ngỗng xào lăn, ngỗng nướng, ngỗng hấp...
  • Đuôi bò là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nếu đuôi bò được làm sạch ninh nhừ phối hợp vị Thu*c không chỉ tăng giá trị bổ dưỡng còn chữa bệnh hiệu quả.
  • Gạo là lương thực chính của người dân Việt Nam và các nước Á Đông, cung cấp năng lượng chính trong ngày.
  • Thịt thỏ chứa nhiều dinh dưỡng có hàm lượng protein như thịt bò, thịt dê, thịt lợn, nhưng ít chất béo, hàm lượng cholesterol thấp, có các nguyên tố và sinh tố cần cho cơ thể.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY