Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Ngỗng chữa suy nhược cơ thể

SKĐS-Ngỗng còn gọi là nga nhục, là loại thủy cầm được nuôi rất nhiều ở nước ta. Từ thịt ngỗng chế biến nhiều món ăn ngon như ngỗng quay, ngỗng tẩm bột, ngỗng xào lăn, ngỗng nướng, ngỗng hấp...
Ngỗng còn gọi là nga nhục, là loại thủy cầm được nuôi rất nhiều ở nước ta. Từ thịt ngỗng chế biến nhiều món ăn ngon như ngỗng quay, ngỗng tẩm bột, ngỗng xào lăn, ngỗng nướng, ngỗng hấp... mỗi món có hương vị riêng và hấp dẫn. Thành phần dinh dưỡng: có protein, lipid, các hợp chất carbon, nguyên tố Ca, P, Fe, vitamin C. Các bộ phận của ngỗng như thịt ngỗng, mật, trứng, lông, tiết ngỗng đều được dùng làm Thu*c trong Đông y.

Theo Đông y, thịt ngỗng kiện tỳ hoà vị bổ hư, chỉ khát. Dùng cho các trường hợp gầy còm, mỏi mệt, suy nhược cơ thể">suy nhược cơ thể, tiểu đường. Mật ngỗng thanh nhiệt giải độc; trứng ngỗng bổ trung ích khí; lông và màng da chữa bệnh ngoài da, vỏ trứng trị mụn nhọt…

Các bài Thu*c có dùng ngỗng

- Trị ung nhọt: lông ngỗng sao cháy 40g, phèn chua 80g. Nghiền nhỏ, dùng nước cơm làm thành viên. Mỗi lần 8g, uống với nước có cồn (rượu loãng). Hoặc lông ngỗng sao tồn tính 40g, hùng hoàng 12g, xuyên ô 6g, thảo ô 6g, sáp ong vừa đủ. Nghiền trộn lông ngỗng, hùng hoàng, xuyên ô, thảo ô thành bột mịn; trộn với sáp ong nóng chảy để làm viên. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4g, uống với rượu.

- Trị phong độc ngứa lở: khổ sâm 600g, lông ngỗng 320g. Lông ngỗng sao tồn tính, trộn với khổ sâm khô, tán nhỏ. Dùng nước cơm làm hồ, viên bằng hạt ngô (3g). Lấy chu sa làm áo. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 - 10g, uống với rượu loãng. Chữa phong ngứa nổi khắp mình, nổi đỏ, gãi ngứa khác thường, chân tay đau nhức, da dẻ nứt nẻ.

- Giảm đau do bị va đập: ống lông ngỗng có máu 7 cái, giun đất 7 con, nhũ hương 5g. Lông ngỗng sao cháy tồn tính, giun đất sao hoặc nướng giòn cùng với nhũ hương nghiền thành bột mịn, thêm ít sáp ong làm viên. Ngày uống 2 lần (sáng, tối); mỗi lần uống 4g với rượu loãng.

- Trị hạch ở cổ (loa lịch): Lấy tất cả lông, màng da chân và miệng, để lên miếng ngói đang nung đỏ cho cháy. Lấy than nghiền nhỏ chia làm 10 phần, mỗi phần uống trong ngày, uống sau bữa ăn.

Một số món ăn - bài Thu*c có ngỗng:

- Nước ép thịt ngỗng: Thịt ngỗng cả con, làm sạch bỏ ruột, hầm nấu ép lấy nước. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường.

- Ngỗng hầm bổ khí: ngỗng 1 con, hoàng kỳ 30g, đẳng sâm 30g, sơn dược 30g. Ngỗng làm sạch bỏ ruột; cùng nấu dược liệu, thêm gia vị cho phù hợp. Dùng cho các trường hợp tỳ vị hư nhược, ăn kém, mệt mỏi.

- Ngỗng hầm song bổ thang: thịt ngỗng 1 con, thịt lợn nạc 200g, sơn dược 20g, sa sâm 20g, ngọc trúc 20g. Cho vào nồi, thêm nước và gia vị vừa ăn, đun nhỏ lửa hầm nhừ. Bổ khí, bổ âm, dùng trong trường hợp miệng họng khô, khát nước, mệt mỏi, thở gấp, ho suyễn, ăn kém, tiểu đường...

Kiêng kỵ: Người đang có thấp nhiệt (viêm nhiễm khuẩn cấp tính) không dùng.

TS. Nguyễn Đức Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/ngong-chua-suy-nhuoc-co-the-n44649.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhược cơ là một bệnh thần kinh cơ tự miễn với biểu hiện yếu cơ, gặp ở nữ nhiều hơn nam.
  • Theo quan niệm y học cổ truyền thịt thỏ còn có tên thỏ nhục, vị ngọt, cay, tính bình, không độc, có tác dụng bổ trung ích khí, hoạt huyết giải độc, chống đau tê,
  • Suy nhược cơ thể do tỳ hư hay gặp ở người lao lực; người bị rối loạn tiêu hóa; tiêu chảy mạn tính do viêm đại tràng mạn, đau dạ dày, sau khi ốm nặng...
  • Cá cháy (họ cá trích) có nhiều ở vùng biển và cửa sông nước ta. Cá cháy ngon và rẻ, rất hợp túi tiền của các bà nội trợ.
  • Suy nhược cơ thể thường gặp ở người bị căng thẳng thần kinh kéo dài, người mới ốm dậy, mắc bệnh mạn tính, phụ nữ sau sinh...
  • Suy nhược cơ thể do phế khí hư hay gặp ở những người suy hô hấp do viêm phế quản mạn, tâm phế mạn, giãn phế quản, giãn phế nang…
  • Thục địa dùng cho các trường hợp âm hư huyết hư với các chứng trạng đau lưng mỏi gối, suy nhược cơ thể, ù tai điếc tai, đau đầu hoa mắt chóng mặt, thị lực giảm.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY