Bản tin 6h ngày 2/2 của ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch covid-19 cho biết có thêm 1 ca mắc mới covid-19 ở cộng đồng ghi nhận tại hải dương. việt nam hiện có 1.851 bệnh nhân.
Cũng trong sáng nay, trung tâm kiểm soát bệnh tật (cdc) hà nội thông tin về một trường hợp ở ngõ 86 duy tân, dịch vọng hậu, cầu giấy, hà nội vừa được xác định dương tính với sars-cov-2 tại hà nội. đây là trường hợp f1 của bệnh nhân đ.t.t. đã được bộ y tế công bố trước đó.
theo ông khổng minh tuấn, phó giám đốc cdc hà nội, trong những ngày tới, hà nội tiếp tục có thể ghi nhận thêm những ca mắc mới trong cộng đồng bởi lượng người trở về từ các ổ dịch quảng ninh, hải dương rất lớn. bên cạnh đó, có thể bỏ sót nhiều f1 chưa được đưa đi cách ly, lấy mẫu.
Ông Nguyễn Thế Trung, Phó tổ trưởng Tổ Thông tin Đáp ứng nhanh phòng, chống Covid-19 từng chia sẻ trên báo Lao động: "Có đến 20% các F0 (bệnh nhân mắc Covid-19) không hợp tác với chúng tôi trong quá trình phỏng vấn, chưa kể các F1, F2. Con số này cao hơn nhiều các đợt bùng dịch trước đây.
Thậm chí có người còn chủ động tắt điện thoại, từ chối nhận cuộc gọi, chặn số từ Bộ Y tế hoặc những thành viên tổ truy vết. Khiến cho công tác truy vết gặp rất nhiều khó khăn"- ông Trung nói.
Theo ông trung, thông tin chủ động khai báo của người dân vô cùng quan trọng. từ những đợt dịch trước, chúng ta đã truy vết rất hiệu quả từ nguồn tin này. tuy nhiên, đợt dịch này, mặc dù tình hình nghiêm trọng hơn nhưng bất ngờ là tỉ lệ người dân bất hợp tác, không cung cấp thông tin lại rất lớn.
Để giải thích về hành động này, ông Trung cho rằng, có thể do người dân hoảng loạn, lo lắng dẫn tới hành động tắt máy, chặn số của Bộ Y tế hoặc có những thông tin cá nhân không muốn tiết lộ. Lúc này, Tổ truy vết buộc phải cử người đến trao đổi trực tiếp gây lãng phí thời gian và nhân lực.
Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Đặng Văn Cường chia sẻ trên Zing.vn về trách nhiệm phải chịu khi những người liên quan đến dịch Covid-19 nếu không hợp tác khai báo với cơ quan chức năng. Cụ thể, theo luật sư Cường, Điều 11 Nghị định số 117/2020 của Chính phủ quy định người nào từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan chức năng thì bị phạt tiền 5-10 triệu đồng.
Còn hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị phạt hành chính 15-20 triệu đồng.
Theo đó, từ 29/1/2020, SARS-CoV-2 đã được bổ sung vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A (gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, tỷ lệ Tu vong cao).
Bên cạnh đó, công văn số 45 ngày 30/3/2020 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn xét xử một số tội phạm về phòng chống Covid-19, quy định bệnh nhân hoặc người nghi mắc bệnh đã được thông báo cách ly nhưng không thực hiện, gây lây truyền dịch bệnh cho người khác thì bị xử lý về tội Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người.
Luật sư cho rằng người không khai báo y tế, khai báo y tế không đầy đủ hoặc khai báo gian dối làm dịch bệnh lây lan ra cộng đồng sẽ bị phạt tiền với các mức như trên hoặc bị xử lý hình sự theo điều 240 bộ luật hình sự, khung hình phạt có thể đến 12 năm tù.
Từ chối hoặc trốn tránh cách ly:
Phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng (Khoản 2 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP )
Trường hợp từ chối hoặc trốn tránh cách ly làm lây lan dịch bệnh dịch thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người với hình phạt có thể lên đến 12 năm tù (Điều 240 BLHS 2015).
Không khai báo y tế, khai báo gian dối làm lây truyền dịch bệnh cho người khác
Người nào không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh covid-19 cho người khác bị xử lý theo điều 240 bộ luật hình sự 2015.
Nguồn: Thư viện Pháp luật
(Tổng hợp)
Chủ đề liên quan:
ban chỉ đạo báo lao động cung cấp thông tin dịch vọng hậu khai báo gian dối Nguyễn Thế Trung phó giám đốc phòng chống dịch số điện thoại trung tâm kiểm soát xử lý hình sự