Phương thức thực hiện ăn uống, sinh hoạt hôm nay

Phương thức thực hiện ăn uống, sinh hoạt

Chân vịt xào thập cẩm - Hướng dẫn cách làm

Lấy dao khía theo ống chân để rút xương vịt. Riêng xương bàn chân, nhẹ nhàng bẻ ở những khớp nối để rút xương ra.

Nguyên liệu

1kg chân vịt.

1 quả tim heo.

1 củ hành tây.

1 củ cà rốt.

5 tai nấm hương.

200 gr bông cải.

Bột năng.

Cách làm

Chân vịt cạo rửa thật sạch. Ðem luộc chín rồi ngâm vào nước lạnh.

Tim heo rửa sạch, cắt thành miếng mỏng, ướp muối, bột ngọt.

Lấy dao khía theo ống chân để rút xương vịt. Riêng xương bàn chân, nhẹ nhàng bẻ ở những khớp nối để rút xương ra. Ướp chân vịt với chút xíu muối, bột ngọt và tiêu (Ở tiệm tàu, có bán chân gà, chân vịtlàm sẳn đông lạnh, mua về để tan đá và làm theo như trên).

Củ hành lột vỏ xắt dài.

Nấm đem ngâm trong nước ấm và cắt bỏ chân nấm. Riêng với những tai nấm lớn thì cắt đôi.

Bông cải xắt miếng vừa ăn. (nếu các bạn không thích mui vị của bông cải, có thể thay vào cải brocolis cũng được).

Cà rốt bào vỏ, tỉa hoa.

Bắc chảo nóng thật nóng, cho dầu vào và phi hành cho thơm.

Bỏ nấm vào xào nhanh tay, sau đó là cà rốt , chân vịt và tim vào. Nêm nếm vừa ăn rồi trút bông cải, củ hành vào. Nêm lại lần nữa và làm sệt với bột năng.

Rưới một muỗng cà phê dầu mè vô chảo đồ xào và nhắc nồi xuống.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/songkhoe/chan-vit-xao-thap-cam/)

Chủ đề liên quan:

chân vịt chân vịt xào thập cẩm

Tin cùng nội dung

  • Alcaloid của lá có thể ngăn cản sự phá huỷ hồng cầu ở bệnh sốt đen Ấn Độ (Kalaaza). Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ làm Thu*c đắp ngoài trị đau ở vùng ngực. Nước hãm lá hoặc vỏ rễ hay vỏ cành non được dùng trị sốt rét và bệnh sốt đen Ấn Độ (Kalaaza). Lá dùng trị sốt, có thể có hiệu quả khi cho uống sau ký ninh với một số bệnh nhân bị sốt mà xem ra có liên quan tới bệnh Kalaaza.
  • Theo y học cổ truyền, dược liệu Than Vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng khư phong hoạt lạc, bổ can thận, hoạt huyết tán ứ, cường cân cốt. ở Vân Nam (Trung Quốc), cây được dùng trị gẫy xương, sái bầm tím, phong thấp đau nhức khớp, lưng cơ đau mỏi; còn ở Quảng Tây người ta dùng toàn cây trị gãy xương, đòn ngã tổn thương, phong thấp tê đau; rễ dùng trị ho gà; hoa quả trị đau khoang dạ dày.
  • Theo y học cổ truyền, dược liệu Nưa chân vịt Củ đắng. Cũng dùng điều hoà kinh nguyệt như Ngải rơm.
  • Theo y học cổ truyền, Cúc chân vịt Cây có tác dụng làm dịu đau và tan sưng, lợi tiêu hoá và lợi tiểu. á dùng giã lấy nước súc miệng chữa viêm họng. Thông thường, nhân dân vẫn dùng chữa ho, ho gió và ho có đờm. Lá giã nát đắp những chỗ sưng đau. Dùng dưới dạng Thu*c sắc hay Thu*c bột cây...
  • Theo y học cổ truyền, Cúc chân vịt Ấn Vị đắng, mùi thơm; có tác dụng bổ, khai thông, lợi tiểu, K*ch d*c. Rễ và hạt trị giun. Dầu hoa có mùi tinh dầu thông có tác dụng giải nhiệt, bổ. Cây tươi giã ra cùng với bơ, bột, đường làm bánh ăn bổ, đồng thời ngăn bạc tóc và rụng tóc...
  • Theo Đông Y, Ngải chân vịt Vị ngọt, hơi đắng, tính bình; có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu sưng phù. Thường dùng chữa: Kinh nguyệt không đều, bế kinh; Viêm gan mạn tính, viêm gan vàng da; Viêm thận, phù thũng, bạch đới; Khó tiêu, đầy bụng, thoát vị. Không dùng cho phụ nữ có thai.
  • Cây mọc ở một số nơi ở miền Nam nước ta tại Kiên Giang Phú Quốc, Hà Tiên và Bà Rịa Vũng Tàu Côn Đảo
  • Vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu sưng phù
  • Hạt ăn được như ngũ cốc, Có thể làm rượu, Ở Ân độ, hạt được dùng trong trường hợp giảm mật và làm săn da
  • Các loại thực phẩm vừa tốt cho não vừa đơn giản, dễ tìm sau đây sẽ giúp cải thiện trí nhớ cho các thí sinh, đặc biệt là các sĩ tử khối C.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY