Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chạy đua sản xuất vắc-xin COVID-19

Các nhà khoa học trên thế giới đang khát vọng sản xuất ra các loại vắc-xin để ngừa SARS-CoV-2, chủng mới của Corona virus đang làm điên đảo khắp thế giới.

Tháng 5/2020, công ty CanSino Biologics Inc đã trở thành đơn vị đầu tiên trên toàn cầu công bố một công trình khoa học toàn diện về những thử nghiệm đầu tiên ở người - một bước quan trọng nhằm cho phép các nhà nghiên cứu trên thế giới đánh giá tiềm năng của vắc-xin COVID-19. Việc xâm nhập thị trường của CanSino cho thấy ngành công nghiệp công nghệ sinh học non trẻ của Trung Quốc đang trở thành một ứng viên toàn cầu. Ngành công nghiệp dược phẩm của Trung Quốc đã bị cản trở một thời gian bởi các sự cố an toàn cùng bê bối chất lượng. Nhưng trong những năm gần đây, tình hình đã được cải thiện đáng kể khi làn sóng hàng trăm nhà khoa học Trung Quốc sau một thời gian được đào tạo chuyên môn từ Mỹ và Canada, đã trở về quê hương để thành lập các công ty mới. Bản thân ông Dụ Ngọc Phong, - Giám đốc điều hành (CEO) công ty, người có bằng Tiến sĩ về vi sinh từ Đại học McGill (Canada) và là người đứng đầu bộ phận phát triển và sản xuất vắc-xin tại Sanofi Pasteur ở Canada, cũng trở về Trung Quốc.

Những nghiên cứu vắc-xin đáng chú ý

Cái tên CanSino là đại diện cho các chữ cái của Trung Quốc mang hàm ý  sức khỏe, hy vọng và hứa hẹn, trong nghĩa tiếng Anh thì nó là sự kết hợp của Canada và Trung Hoa. Bên cạnh ông Dụ, ông Chu Thảo cũng là một nhà khoa học cao cấp tại Sanofi Pasteur (Canada). Tháng 2 năm 2014, ông Dụ nhận giấy phép công nghệ của Hội đồng nghiên cứu quốc gia Canada được gọi là dòng tế bào HEK 293, điều kiện tiên quyết để sản xuất một lượng lớn vắc-xin đáng tin cậy. HEK293 là nền tảng để tạo ra công nghệ vector virus của CanSino. Vector virus là một loại virus biến đổi gene không gây hại cho con người, nhưng lại mang gene của một vi trùng khác giúp hệ miễn dịch tạo ra cơ chế tấn công.

Chỉ có một số ít công ty Trung Quốc biết đến công nghệ vector virus vào năm 2014, khi nhà nghiên cứu quân sự Trung Quốc là Trần Vi đã tìm kiếm vector virus để sản xuất vắc-xin Ebola. Bà Trần Vi là người đứng đầu Viện công nghệ sinh học thuộc Học viện khoa học quân y (AMMS). Bà Trần có thời gian làm việc với CanSino để phát triển Ebola vắc-xin vào năm 2017 và đã được chính phủ Trung Quốc phê chuẩn dùng trong các trường hợp khẩn cấp và dự trữ quốc gia. Bà Trần Vi cũng xây dựng một liệu pháp mà các nhân viên y tế Trung Quốc sử dụng trong đợt dịch SARS năm 2003.

vắc-xin COVID-19Các nhà khoa học đang trong giai đoạn cuối của các thử nghiệm vắc-xin trên người.   Ảnh: GMP News

Trong năm 2020, hãng CanSino đã bắt tay làm việc với bà Trần Vi trong các nghiên cứu tiền lâm sàng về vắc-xin corona gọi là Ad5-nCoV. Họ giúp mọi thứ từ việc cô lập các chủng virus cho đến xét nghiệm động vật.

Giai đoạn cuối của thử nghiệm

Nhóm nghiên cứu bắt đầu các thử nghiệm lâm sàng trên người ở Vũ Hán vào ngày 16/3/2020. Hãng Moderna Inc (Massachusetts) được đánh giá là một trong những ứng cử viên tốt nhất để sản xuất vắc-xin ở Mỹ, cũng bắt đầu các thử nghiệm tại Mỹ trong cùng ngày hôm đó. Không đầy một tháng sau, CanSino đã bắt đầu giai đoạn 2 thử nghiệm trên người ở quy mô rộng hơn. Vào ngày 22/5/2020, khi CanSino công bố một nghiên cứu trên tạp chí y khoa Lancet, kết quả mang tính hỗn hợp: Triển vọng được xem là an toàn và thu được một số phản ứng miễn dịch, tuy vậy vẫn có một số thiếu sót.

Công nghệ vector virus có một số hạn chế khi một số người miễn dịch với vector virus được dùng để tạo ra vắc-xin, đó là trường hợp của Adenovirus (một loại virus gây bệnh cảm lạnh) mà hãng CanSino dùng để tạo ra vắc-xin riêng. Trong nghiên cứu của Lancet, nhiều người có sự miễn dịch Adenovirus đang cho thấy phản ứng giảm dần với Corona virus. Những thử nghiệm ở giai đoạn cuối vẫn chưa thể cản trở tham vọng của CanSino. Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm vắc-xin của Đại học Dalhousie (Canada), những người đang dẫn đầu các thử nghiệm lâm sàng, phát biểu rằng họ hy vọng bắt đầu các nghiên cứu Giai đoạn III của CanSino sớm nhất là vào mùa thu năm 2020.

Nguyễn Thanh Hải

((Theo japantimes))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/chay-dua-san-xuat-vac-xin-covid-19-n179090.html)
Từ khóa: vắc-xin COVID-19

Chủ đề liên quan:

vắc xin Covid 19

Tin cùng nội dung

  • SARS-CoV-2 tích lũy trung bình khoảng 1 đến 2 đột biến mỗi tháng, chậm hơn bốn lần so với virus cúm.
  • Dân trí Nga cho biết họ đã hoàn thành giai đoạn 1 của quá trình phát triển vắc-xin Covid-19 và thời gian dự kiến để sản phẩm sẵn sàng đưa ra công chúng có thể là năm tới. Tổng thống Trump đầu tư 1 tỷ USD mua vắc-xin chống dịch Covid-19 cho Mỹ Trung Quốc sắp thử nghiệm vắc-xin Covid-19 trên người Người đầu tiên tình nguyện thử nghiệm vắc-xin Covid-19 tại Mỹ
  • Dân trí Trung Quốc đã cho phép các nhà nghiên cứu nước này bắt đầu thử nghiệm vắc-xin cho virus corona mới (SARS-CoV-2), trong bối cảnh dịch Covid-19 đang lây lan trên phạm vi toàn cầu. Người đầu tiên tình nguyện thử nghiệm vắc-xin Covid-19 tại Mỹ Thế giới hối hả tìm vắc-xin Covid-19 giữa lúc đại dịch lây lan toàn cầu Đại học Trung Quốc tuyên bố điều chế thành công vắc-xin chống virus corona
  • Mỹ đang thử nghiệm vắc-xin chống COVID-19 trên người mà bỏ qua việc thử nghiệm hoàn chỉnh trước trên đông vật. Việc thử nghiệm này có thể rút ngắn thời gian sản xuất đại trà nhưng vẫn cần phải thông qua các giai đoạn cơ bản. Vậy các giai đoạn cơ bản là gì?
  • Trước đây, thử nghiệm trên động vật đã cho thấy vắc-xin mRNA-1273 có độ hiệu quả nhất định để chống lại virus SARS-CoV-2.
  • Dân trí Một phụ nữ 43 tuổi ở Seattle, bang Washington, Mỹ đã trở thành tình nguyện viên đầu tiên thử nghiệm vắc-xin Covid-19 do công ty Moderna và Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) phát triển. Trung Quốc nói sẽ thử nghiệm vắc-xin chống virus corona trong tháng 4 Thế giới hối hả tìm vắc-xin Covid-19 giữa lúc đại dịch lây lan toàn cầu Công ty Mỹ hoàn thành lô vắc-xin thử nghiệm đầu tiên chống virus corona
  • Một số nhà nghiên cứu hướng đến phát triển loại vắc-xin tạm thời, giúp bảo vệ sức khỏe người được tiêm phòng trong khoảng 1-2 tháng sau mỗi lần tiêm
  • (MangYTe) - Đó sẽ là một thử nghiệm độ an toàn, để đánh giá xem vắc-xin có gây ra tác dụng phụ nào đáng kể hay không.
  • Dân trí Trong khi đại dịch Covid-19 đang lây lan trên toàn cầu, các phòng nghiên cứu và công ty trên khắp thế giới đang hối hả thử nghiệm vắc-xin và một số loại được cho có thể ra thị trường trong năm nay. Trung Quốc nói sẽ thử nghiệm vắc-xin chống virus corona trong tháng 4 Công ty Mỹ hoàn thành lô vắc-xin thử nghiệm đầu tiên chống virus corona Đại học Trung Quốc tuyên bố điều chế thành công vắc-xin chống virus corona
  • Giới khoa học Mỹ đã công bố về mô hình 3D cấu trúc nguyên tử của virus corona chủng mới (Covid-19), một bước tiến được xem là “đột phá” trong việc chế vắc-xin và trị liệu mầm bệnh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY