Được chế biến từ những lá chè bánh tẻ (không già quá và không non quá), rửa sạch, vò qua, dùng nước mưa hay nước mềm, đun vừa sôi, cho lá chè vào, đun sôi lại, khuấy đảo lá chè, đậy kín và tắt bếp. Sau khoảng 10-15 phút, rót nước chè ra bát: nước xanh, ngửi thấy mùi thơm, uống thấy chát sau ngòn ngọt.
Chế biến từ lá chè, hấp nhẹ sau đó sấy nhẹ đến khô, có thể phối hợp với một số dược liệu khác trước khi dùng.
Chế biến từ búp và lá chè non (1 tôm 3 lá); khi sấy và vò, các búp và lá chè săn lại, ép sát nhau, cong lại, còn gọi chè móc câu. Các thành phần tạo ra nước chè gồm: cafein, các polyphenol và tinh dầu...
Cafein nhiều nhất ở búp non và lá thứ nhất (4-7%), lá thứ 2: 4-5%, lá thứ 3: 3-4%; lá thứ 4: khoảng 3%, cành và các lá bánh tẻ có khoảng 2-3%, so với nguyên liệu khô, chè đen được chế biến từ búp và 3 lá non có hàm lượng cafein cao nhất.
Các polyphenol (hay gọi là tanin chè) là các catechin (epicatechin, galocatechin...), chỉ có trong chè xanh tươi và chúng biến đổi khi chế biến. Polyphenolcác chất flavonol chống oxy hóa cực mạnh.
Chè xanh là đồ uống hấp dẫn vì chữa được nhiều bệnh, bảo vệ sức khỏe.
Tùy theo thổ nhưỡng đất trồng mà có các tinh dầu khác nhau mang đặc trưng từng vùng; nói chung chè xanh tươi có các alcol: geraniol, linalool, acetophenon, citral...; các aldehyd: butyraldehyd, isobutyraldehyd, valeraldehyd...; các acid: acid propionic, a. butyric, a.caprylic, a. valeric, a. palmitic...; các alcol và acid kết hợp tạo các ester cho mùi thơm dễ chịu hơn.
Lá chè chứa nhiều caroten (tiền vitamin A), riboflavin (B2), acid acotinic (B3), acid pantothenic, acid ascorbic (vitamin C). Vitamin C có trong chè xanh tươi và bị phá hủy khi chế biến (chè đen, chè xanh khô).
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ: Chè xanh có tác dụng tăng tuổi thọ, hạ thấp nguy cơ Tu vong do các bệnh tim mạch. Ở phụ nữ, tác dụng này cao hơn nam giới vì các hoạt tính trong chè xanh ảnh hưởng tới ostrogen, hormon giới tính có tác dụng tăng cường bảo vệ tim. Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ cần uống khoảng 3-4 cốc trà mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ đột quỵ do bệnh tim mạch; không dùng quá nhiều vì sẽ làm giảm vitamin B1 trong cơ thể và gây ngộ độc mạn tính.
Theo Đông y, chè có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính mát; vào kinh tâm, can, thận. Tác dụng thanh nhiệt, giải khát, tiêu thực, lợi tiểu, làm cho đầu óc được thư thái, tỉnh táo, làm da thịt mát mẻ, bớt mụn nhọt, cầm tả lỵ. Chè làm giảm mệt mỏi tinh thần, đau đầu mắt mờ, sốt, khát nước, tiểu tiện không lợi. Nước chè đặc rửa vết thương, vết bỏng, vết loét, làm se da và chóng lên da non.
Trị cảm mạo: Người bệnh sốt, ho có đờm trắng: lá chè 3 - 5g, gừng 3 lát; hãm với nước sôi, uống trong ngày.
Người bệnh sốt, ho có đờm vàng và đau họng: lá chè 3 - 5g, muối 1g; hãm với nước sôi, uống 4 - 5 lần trong ngày.
Đau đầu do phong nhiệt: Người bệnh đau đầu như búa bổ, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng khát, tiểu tiện vàng sẻn: lá chè 6g, cúc hoa 10g; hãm với nước sôi, uống 3 - 4 lần trong ngày
Chữa tiêu chảy, kiết lỵ: Búp chè 1 nắm, búp ổi 1 nắm; sao vàng, sắc uống. Hoặc chè đen 40-50g, cam thảo 5g; sắc đặc uống; dùng liền 3-5 ngày.
Chữa tiêu chảy lâu ngày: Lá chè 5-10g, ô mai 2-3 quả, đường đỏ 15g. Sắc trong 15 phút, uống 2-3 lần trong ngày, uống liên tục 3-5 ngày.
Trúng thử (cảm nắng): lá chè 10g, đạm trúc diệp 10g. Sắc hay hãm, uống nóng. Chữa thử nhiệt, tâm phiền, miệng khát thích uống nước, tiểu tiện vàng sẻn.
Ăn uống không tiêu: Lá chè, sơn tra sao, đường đỏ mỗi vị 10g. Sắc hoặc hãm uống trong ngày. Thu*c hỗ trợ khi ăn không tiêu, đầy, đau bụng, ợ chua, kém ăn.
Chữa viêm gan, phù thũng: Chè xanh tươi 200- 00g. Nấu, uống 2 lít trong ngày. Lá chè có tác dụng lợi tiểu, kiềm chế vi khuẩn, tăng cường khả năng miễn dịch cơ thể: Nước chè có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu, có thể kết hợp kim tiền thảo làm lợi thủy, thông niệu.
Kiêng kỵ: Không uống chè vào buổi tối hoặc trước lúc đi ngủ, khi đói, viêm loét dạ dày, người bị bệnh mất ngủ, táo bón hoặc đang sốt cao. Không uống các loại chè khô với liều cao trong thời gian dài vì sẽ làm giảm lượng vitamin B1 trong cơ thể. Cafein, theophylin, theobromin trong chè nếu dùng liều trung bình (khoảng 50mg) là chất kích thích thần kinh, tăng cường sức làm việc của trí óc và cơ, làm tăng hô hấp, tăng cường và điều hòa nhịp đập của tim, lợi tiểu và kích thích ăn ngon; nhưng khi dùng liều cao, các chất này sẽ gây nhiễm độc mạn tính: mất ngủ, gầy yếu do tăng tiêu hao năng lượng, mất cảm giác ngon miệng và rối loạn thần kinh. Không dùng chè cho người đang uống Thu*c làm tan máu đông vì trong chè xanh có vitamin K - làm tăng khả năng đông máu.
Chủ đề liên quan: