Hô hấp hôm nay

Chọn Thuốc phù hợp trị bé ho, ngạt mũi

Nếu bé chỉ ho mà không ngạt mũi thì chỉ dùng Thuốc ức chế ho, không dùng các Thuốc điều trị kết hợp ho và cảm.

Lưu ý, nếu các biểu hiện bệnh không ảnh hưởng tới giấc ngủ đêm và hoạt động ban ngày của bé thì không cần dùng Thuốc. Thường thì hiệu quả nhất trong điều trị cảm là dùng các biện pháp tự nhiên như xịt mũi bằng nước muối, xông hơi hoặc đơn giản là uống nhiều nước.

Sau đây là một số tình huống thường gặp trong cảm và cách xử lý. Đừng quên rằng Thuốc không chữa khỏi bệnh, chúng chỉ khiến bé cảm thấy dễ chịu tạm thời mà thôi.

Ho khan:

Ức chế ho: Nếu bé ho dữ dội, nhất là khi họng khô và ngứa nhưng mũi không chảy nước và không ngạt: sử dụng Thuốc ức chế ho một mình trước khi đi ngủ.

Ảnh minh họa: Sg.asiaparent.com.

Ho có đờm vừa phải:

- Long đờm: Nếu bé ho có đờm nhẹ, chỉ vài lần mỗi giờ và không ảnh hưởng tới giấc ngủ; hoặc có ứ đọng ở ngực, khó ho bật đờm ra thì nên dùng Thuốc long đờm. Thuốc làm loãng đờm, gây ho và giúp bé đẩy bật đờm ra dễ hơn.

Ho, ứ đọng ở ngực:

Ức chế ho/long đờm:

- Nếu bé ho có đờm, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ hoặc hoạt động ban ngày, trong khi mũi không chảy và không ngạt: Dùng phối hợp Thuốc ức chế ho và Thuốc long đờm.

Cũng có thể dùng Thuốc ức chế ho một mình nếu bạn không có Thuốc long đờm trong tay.

Ngạt mũi:

- Chống ngạt mũi: Nếu bé ngạt mũi nhưng nước mũi chảy không nhiều thì Thuốc chống ngạt mũi sẽ giúp bé dễ chịu hơn. Thuốc cũng giúp làm khô chất xuất tiết.

- Thuốc chống ngạt mũi có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ (trừ khi được kết hợp với Thuốc kháng histamin), vì vậy dùng vào ban ngày sẽ tốt hơn.

Ho đêm, ngạt mũi, chảy nước mũi, ứ đọng ở ngực:

Kháng histamin/chống ngạt mũi/ức chế ho

Nên phối hợp các Thuốc trên nếu mũi ngứa, ngạt và chảy nước; kèm theo ho nhiều, ảnh hưởng tới giấc ngủ. Tốt khi sử dụng vào ban đêm vì thành phần kháng histamin sẽ khiến trẻ buồn ngủ. Một số Thuốc tổng hợp có thể chứa cả paracetamol, giúp giảm sốt và đau nếu có.

Chảy mũi, ngạt mũi:

Kháng histamin/Chống ngạt mũi. Dùng các Thuốc này nếu bé chảy mũi và ngạt mũi gây ảnh hưởng tới giấc ngủ nhưng ít ho. Tốt khi sử dụng vào ban đêm vì thành phần kháng histamin khiến trẻ buồn ngủ. Đa số các Thuốc chỉ có tác dụng 4-6 tiếng, vì vậy có thể lặp lại liều Thuốc vào ban đêm.

Chọn Thuốc đúng cách

Tên biệt dược của Thuốc không quan trọng, hãy chú ý vào tên của một hoặc nhiều thành phần Thuốc gốc thuộc 4 nhóm nói trên, chúng được ghi phía dưới tên biệt dược. Chẳng hạn Thuốc gốc loratadine có thể có các biệt dược khác nhau như Loratidine, Airtalin, Allersil; CBICenlertin; Clarityn... Bạn chỉ cần chú ý vào thành phần Thuốc gốc Loratadine là được.

Bác sĩ Trần Thu Thủy

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/chon-thuoc-phu-hop-tri-be-ho-ngat-mui-3104492.html)

Tin cùng nội dung

  • Thời tiết se lạnh chuyển mùa, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn sức khoẻ rất dễ mắc bệnh đường hô hấp như viêm mũi.
  • Thời tiết thay đổi liên tục, đang nắng trời lại đổ mưa nên cu Ỉn bị ngạt mũi. Mới 2 tuổi nên khi bị ngạt mũi Ỉn quấy khóc cả đêm mà ban ngày cũng không chịu ăn uống gì.
  • Ngày Tết, các gia đình thường chuẩn bị chu đáo rất nhiều đồ ăn, thức uống như các loại thực phẩm, bánh, mứt, kẹo…
  • Họng là cửa ngõ của đường ăn và đường thở. Ở nơi này nhất là ở trẻ em rất hay bị nhiễm khuẩn. Vậy việc sử dụng Thuốc trong các bệnh này như thế nào?
  • Con tôi 4 tuổi, từ nhỏ cháu đã hay bị ngạt mũi, thở khò khè, đi khám bác sĩ nói cháu bị tăng tiết đường hô hấp và cho dùng Thuốc.
  • Pseudoephedrine là Thuốc được dùng theo đường uống để chống sung huyết mũi. Cụ thể, Thuốc có tác dụng kích thích trực tiếp trên thụ thể alpha ở niêm mạc đường hô hấp gây co mạch,
  • Hiện nay, bệnh viêm mũi dị ứng (VMDƯ) ngày càng gặp nhiều, có người chỉ bị theo mùa, có người bị quanh năm. Việc điều trị VMDƯ khỏi vĩnh viễn là rất khó vì loại trừ hoàn toàn các dị nguyên khỏi môi trường là điều gần như không thể. Không có một công thức, phác đồ điều trị chung cho mọi người
  • Ngạt mũi là do tình trạng viêm, làm cho đường mũi bị tắc. Thuốc chống ngạt mũi làm co mạch, giảm phù nề, trả lại sự thông thoáng cho mũi nhưng chỉ có tác dụng chữa triệu chứng.
  • Theo Giáo sư F. Disant Ðại học Y Lion (Pháp) khoảng 20% PNCT bị ngạt mũi, chủ yếu là vào 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén.
  • Khi bị ngạt mũi rất ít người nghĩ tới chuyện đi khám bệnh ngay mà thường mua Thuốc về nhỏ hoặc xịt mũi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY