Hô hấp hôm nay

Chấm dứt ho ra máu suốt 20 năm nhờ can thiệp gây tắc động mạch phế quản

Ho ra máu rỉ rả suốt 20 năm, đi khám nhiều nơi chỉ được chẩn đoán giãn phế quản, người phụ nữ kết thúc hành trình long đong chữa bệnh của mình khi được can thiệp DSA gây tắc động mạch phế quản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ.

Từ hồi còn trẻ, bà T.T.L.H. (65 tuổi, ở Trà Vinh) đã chung sống với những cơn ho, nhất là khi đài báo có áp thấp nhiệt đới hay có bão là bà lại càng ho nhiều và khò khè. Bà kể: “Mẹ tui nói tui bị bệnh phổi từ hồi nhỏ xíu lận, nên tui coi nó như là bệnh bẩm sinh, mỗi lần ho quá thì đi khám lấy thuốc uống, đỡ rồi thì thôi”.

Cho đến hơn 40 tuổi, bà H. thỉnh thoảng khạc ra máu tươi rỉ rả, chút chút, có khi máu lẫn đàm. Tiếp tục đi khám ở các bệnh viện, bà được chẩn đoán giãn phế quản, rồi bà theo một bác sĩ ở TPHCM suốt nhiều năm, mỗi lần ho lấy thuốc uống 5-7 ngày thấy cũng ổn.

Đầu năm 2022, bà H. vừa khỏi COVID-19 thì lại bị mệt, ho nhiều, kèm sốt... lo lắng quá nên đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ cùng với ông xã, vốn là bệnh nhân đã được TS.BS Trần Chí Cường điều trị theo dõi nhiều năm.

Sau khi kể về tình trạng ho ra máu kéo dài, bà h. được bác sĩ chỉ định chụp ct-scan phổi thì kết quả cho thấy có xơ, vôi hóa rải rác nhu mô phổi 2 bên, tổn thương đông đặc thùy dưới phổi phải, giãn phế quản phổi 2 bên, nhiều mạch máu giãn to bất thường, ngấm thuốc cản quang.

Với biểu hiện lâm sàng và tổn thương phổi khá điển hình các bác sĩ tại bv s.i.s cần thơ đã cùng hội chẩn kết luận bà bị tổn thương phổi hậu covid và nguyên nhân gây ho ra máu chính là do giãn vỡ các nhánh động mạch phế quản gây ho ra máu...

Các bác sĩ S.I.S đề ra hướng điều trị là chụp và gây tắc động mạch phế quản bằng DSA.

Hình ảnh tổn thương phổi trên X-quang, trên CT và hình ảnh giãn động mạch phế quản gây ho ra máu trên DSA của bệnh nhân T.T.L.H.

Ca can thiệp được tiến hành vào giữa tháng 4/2022, do bs.ck2 ngô minh tuấn - trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh, chuyên gia can thiệp mạch máu ngoại biên tại bệnh viện s.i.s thực hiện. sau can thiệp, bà h không thấy ho ra máu nữa, điều mà bà tưởng chừng phải chung sống với nó suốt đời.

Bs.ck2 ngô minh tuấn nhận định ho ra máu do vỡ động mạch phế quản là bệnh lý ít gặp và dễ bỏ sót chẩn đoán, do bình thường các bác sĩ không nghĩ đến để đi tìm nguyên nhân này. về phương tiện chẩn đoán thì nội soi phế quản có thể phát hiện chảy máu từ phế quản nhưng đôi khi không tìm ra vị trí máu bắt đầu chảy từ đâu, vì vậy cần chụp ct-scan có bơm thuốc cản quang và bác sĩ chuyên khoa đọc phim mới có chẩn đoán chính xác.

Tình trạng ho ra máu rỉ rả có thể gặp ở bệnh nhân sau khi lao phổi đã ổn định (ho ra máu sau lao), một số nguyên nhân ít gặp là do bệnh lý mạch máu phổi. triệu chứng có thể nặng hơn nếu có nhiễm trùng phổi, thay đổi thời tiết (hoặc như trường hợp của bà t.t.l.h. là bị nặng hơn sau khi nhiễm covid-19); nếu không điều trị dứt điểm, bệnh diễn tiến nặng có thể dẫn đến “ho ra máu sét đánh” và tử vong.

Bà T.T.L.H. đã khỏi hẳn những cơn ho ra máu dai dẳng suốt 20 năm nhờ được chẩn đoán chính xác và can thiệp gây tắc động mạch phế quản

Về phương pháp điều trị can thiệp DSA gây tắc động mạch phế quản cầm máu, đây là phương pháp mới, khá nhẹ nhàng cho bệnh nhân, không cần phải gây mê, bệnh nhân có thể tránh được một cuộc mổ nặng nề cắt thùy phổi như trước đây để loại bỏ vùng phổi có tổn thương gây chảy máu, nhất là trong trường hợp bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền, bệnh lý hô hấp tim mạch, không thể phẫu thuật cũng như không thể hy sinh một phần lá phổi quý giá của mình.

Tuy nhiên điều không kém phần quan trọng là các bác sĩ can thiệp phải thận trọng tránh gây tắc các mạch máu lành cấp máu cho vùng tủy ngực để tránh gây biến chứng cho bệnh nhân.

Từ trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo những trường hợp ho ra máu rỉ rả kéo dài thì cần nghĩ đến bệnh lý mạch máu phổi, bên cạnh những nguyên nhân khác. sau khi chẩn đoán đúng nguyên nhân này, can thiệp dsa để gây tắc vị trí chảy máu thì việc điều trị cho bệnh nhân sẽ khá nhẹ nhàng, giảm nguy cơ tử vong do "ho ra máu sét đánh".

trước đó, bệnh viện đa khoa quốc tế s.i.s cần thơ cũng từng can thiệp nút mạch phế quản, chấm dứt tình trạng ho ra máu cho một số bệnh nhân khác:

>> gây tắc động mạch phế quản điều trị ho ra máu (tháng 8/2019)

>> loại bỏ nguy cơ “chết ngạt trên cạn” cho cụ bà 72 tuổi do ho ra máu (tháng 8/2021)

Kim Quy - Benhdotquy.net


Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi

Lần cập nhật cuối: 23:02 20/04/2022 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/cham-dut-ho-ra-mau-suot-20-nam-nho-can-thiep-gay-tac-dong-mach-phe-quan-n421878.html)

Chủ đề liên quan:

giãn phế quản ho ra máu

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY