Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chủ động ngừa bệnh não mô cầu

Bệnh do não mô cầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, lây truyền theo đường hô hấp, thường gặp ở lứa tuổi trẻ và có khả năng gây thành dịch.

Tất cả mọi người chưa có miễn dịch với bệnh đều có thể mắc nhưng tỷ lệ mắc bệnh có biểu hiện lâm sàng thấp và tỷ lệ mắc bệnh giảm dần theo lứa tuổi tăng lên. Điều đó đồng nghĩa với việc là trẻ em có tỷ lệ mắc cao hơn so với người lớn.

Nguyên nhân do đâu?

Bệnh não mô cầu do vi khuẩn Neisseria menigitidis gây nên. Vi khuẩn này có 4 nhóm chính là A, B, C, D. Trong đó não mô cầu nhóm A và B hay gặp nhất. Nguồn lây bệnh là bệnh nhân và người lành mang trùng. Trong cộng đồng tỷ lệ người lành mang trùng mũi, hầu, họng từ 5 - 25%. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn tại khu vực ổ dịch. Bệnh lây từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp với các hạt nước bọt bị nhiễm vi khuẩn não mô cầu từ người nhiễm khuẩn sang mũi họng của người cảm nhiễm. Sự lây truyền qua đồ vật hiếm xảy ra.

Tiêm phòng não mô cầu cho trẻ là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

Tiêm phòng não mô cầu cho trẻ là biện pháp phòng bệnh tốt nhất.

Dấu hiệu nhận biết

Có thể có các yếu tố dịch tễ liên quan như tiếp xúc với bệnh nhân não mô cầu, nằm trong vùng có dịch với thời gian ủ bệnh phù hợp từ 2 - 10 ngày (trung bình là 3 - 4 ngày). Có biểu hiện nhiễm trùng rõ như: sốt cao đột ngột 39 - 400C (có khi đến 40 - 410C), có thể có rét run, ho, đau họng, mệt mỏi, nhức đầu.

Trường hợp nặng có thể bị rối loạn ý thức, li bì, kích thích vật vã, có thể có co giật, hôn mê. Có thể có hội chứng viêm màng não rõ như: đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, táo bón, gáy cứng, (trẻ nhỏ có thể có tiêu chảy, thóp phồng và gáy mềm).

Các dấu hiệu trên da là ban xuất huyết hoại tử hình sao (tử ban) có đường kính 1 - 5mm xuất hiện sớm và lan nhanh, thường gặp ở 2 chi dưới (tuy nhiên những tử ban này có thể kết thành đám).

Bệnh nặng biểu hiện tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc nặng, nhanh chóng vào tình trạng sốc: mạch nhanh, huyết áp hạ hoặc huyết áp kẹt (hiệu số huyết áp tâm thu - tâm trương < 20mmHg), thiểu niệu, vô niệu, đông máu nội mạch rải rác, suy thượng thận, suy đa tạng, có thể Tu vong nhanh trong vòng 24h.

Phòng bệnh

Cách tốt nhất để phòng bệnh là đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc gần với người bệnh và phun xịt hóa chất diệt khuẩn tại ổ dịch. Ngăn ngừa sự lây lan cho người khác qua đường hô hấp. Nguy cơ lây bệnh cao nhất thường ở trong tuần lễ đầu tiên khi tiếp xúc với người bệnh.

Trong gia đình hoặc một tập thể có người mắc bệnh, cần xét nghiệm vi sinh tất cả những người còn lại. Cách ly những người bị viêm họng mũi và điều trị tích cực cho đến khi xét nghiệm không thấy vi khuẩn. Người bệnh cần được cách ly ở bệnh viện chuyên khoa nhiễm. Sau thời gian điều trị cần xét nghiệm sạch trùng mới được xuất viện để tránh lây lan cho những người khác trong cộng đồng.

Đối với những tập thể có nguy cơ mắc bệnh cao, khi có dịch có thể uống Thu*c phòng bệnh sớm, chỉ những người tiếp xúc thật gần với người bệnh mới cần uống Thu*c. Nên giữ vệ sinh môi trường thông thoáng, sạch sẽ. Nếu có biểu hiện bệnh thì phải đến bệnh viện ngay để được điều trị sớm, vệ sinh cá nhân phòng bệnh, khử khuẩn chloramin B 25%.

Sử dụng vắc-xin theo khuyến cáo sử dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, những đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao như từ 14- 19 tuổi, hoặc những người xác định sống trong vùng ổ dịch. Vắc-xin nếu chất lượng tốt, tiêm đúng kỹ thuật thì không ảnh hưởng đến sức khoẻ. Sau tiêm 10 ngày, cơ thể sẽ có miễn dịch bảo vệ và kháng thể này sẽ giảm vào năm thứ 3, do vậy sau 3 năm kể từ mũi tiêm đầu nên tiêm nhắc mũi 2 để duy trì khả năng bảo vệ lâu dài.

Mọi người cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, thông thoáng nơi ở, nơi làm việc, trường học, nhà trẻ. Khi có biểu hiện sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.  Khi phát hiện người nghi ngờ mắc bệnh viêm màng não do não mô cầu cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

ThS.BS. Nguyễn Thị Dung

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/chu-dong-ngua-benh-nao-mo-cau-n186292.html)

Chủ đề liên quan:

Bệnh não mô cầu

Tin cùng nội dung

  • Bệnh do vi trùng não mô cầu xuất hiện đột ngột với triệu chứng sốt cao, đau đầu dữ dội, nôn, cứng gáy, có thể đau họng, chấm hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao, mụn nước.
  • Sau một thời gian vắng bóng, bệnh não mô cầu có xu hướng xuất hiện trở lại ở một số địa phương.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY