Thiết lập quy trình ngủ
Với kỹ thuật này, mẹ có thể phối hợp bất kỳ phương pháp nào đang áp dụng để giúp bé ngủ như đung đưa, lắc lư, bế ru, nhưng dần dần sau đó mẹ sẽ giảm lượng thời gian xuống dần đều cho đến khi mẹ không cần phải làm những việc này nữa.
Đây là một kỹ thuật tuyệt vời nếu mẹ muốn con hạn chế khóc, cũng là cách được nhiều bố mẹ áp dụng hiện nay. Điều khó khăn của phương pháp này là bố mẹ phải rèn cho con một nề nếp sinh hoạt thuần thục rồi mới áp dụng luyện ngủ cho con. Chẳng hạn: Con sẽ được ăn no, được chơi, được tắm mát, được thư giãn và đến giờ đi ngủ. Khi đến giờ ngủ, mẹ sẽ quấn bé - bế vác lên vai - đặt bé xuống cũi khi bế buồn ngủ nhưng còn thức - cho bé ngậm ti giả và tự ngủ.
Thiết lập giờ ngủ cố định
Giờ đi ngủ của bé bao gồm việc đưa bé vào giường, cũi vào thời điểm bé bắt đầu ngáp, ngủ gật, tức là buồn ngủ theo giấc tự nhiên của bé. Mẹ xác định thời gian đi ngủ tự nhiên này duy trì trong một vài đêm. Sau khi bé đã quen và ổn định với thói quen giờ ngủ tự nhiên này thì mẹ đẩy giờ ngủ lên sớm hơn 15 phút và lại giữ ổn định, rồi lại tiếp tục di chuyển hay thay đổi cho đến giờ ngủ mong muốn. Để tìm ra khi nào bé tự nhiên rơi vào giấc ngủ, mẹ cần theo dõi bằng cuốn nhật ký ghi chép giấc ngủ của con.
Ảnh minh họa
Tựu chung lại, cho dù mẹ áp dụng phương pháp luyện ngủ nào cho con cũng đều đòi hỏi sự kiên trì, nhất quán của cha mẹ. Mục đích cuối cùng vẫn là tạo được giấc ngủ khoa học xuyên đêm cho bé, bé có giấc ngủ ngon và sâu hơn mà không cần phụ thuộc quá nhiều vào mẹ.
Bế lên - đặt xuống và vỗ về
Đối với bé dưới 7 tháng tuổi, các chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng phương pháp rèn ngủ mẹ ở cùng trong phòng nhưng để bé tự ngủ nhiều hơn là giúp bé. Mẹ có thể đứng bên nôi, cũi của con và hát ru, vỗ hoặc xoa lưng để trấn an bé.
Nếu bé chỉ khóc với mức độ nhỏ, vừa phải thì mẹ cứ để bé tự nín. Nhưng mẹ có thể bế bé lên vỗ về khi bé khóc nhiều, khóc gào không kiểm soát. Sau khi trấn an, xoa dịu bé, mẹ lại đặt bé xuống trước khi bé rơi vào giấc ngủ. Công việc của mẹ lúc đó là giúp bé bình tĩnh lại và công việc của bé là ngủ.
Vì thế, phương pháp này có thể hiệu quả cho bé nhỏ dưới 6 tháng. Với bé từ 7 tháng tuổi trở lên, sự hiện diện của mẹ có thể làm cho bé nhõng nhẽo và cáu kỉnh hơn, hành động bế lên rồi lại đặt xuống để dỗ bé có thể sẽ kích thích bé cáu hờn nhiều hơn.
Thực hiện các thay đổi từ từ
Nếu trẻ có lịch ngủ muộn hơn, đừng đột ngột chuyển giờ đi ngủ từ 9h30 sang 7h. Hãy cho trẻ đi ngủ sớm hơn một chút mỗi đêm cho đến khi chọn được thời điểm đi ngủ phù hợp nhất với trẻ.
Tạo thói quen trước khi đi ngủ và thực hiện đều đặn. Ví dụ như các hành động tắm, sau đó đọc sách, hát ru, rồi cho trẻ đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm.
Theo Mộc/Khỏe và đẹp
Link bài gốc Lấy link
http://www.khoevadep.com.vn/chuyen-gia-goi-y-6-cach-luyen-ngu-cho-be-mot-phat-an-ngay-nhieu-me-dang-ap-dung-thanh-cong-search/?id=307328Theo Mộc/Khỏe và đẹp
Chủ đề liên quan:
cách luyện ngủ cho bé hướng dẫn luyện ngủ cho bé luyện ngủ cho bé mẹo luyện ngủ cho bé tuyệt chiêu luyện ngủ cho bé