Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyên gia khuyến cáo nên tiêm mũi 3 cho những người đã tiêm vắc xin Verocell

Có thể tiêm mũi vắc xin tăng cường cho những người đã tiêm vắc xin Verocell từ tháng 8, đặc biệt là người có bệnh lý nền

Hiện nay, mỗi ngày TP. HCM đều có hơn 1.000 ca mắc mới được công bố. Số ca nhập viện vẫn cao hơn số ca xuất viện. Số ca nặng, T* vong có khuynh hướng gia tăng, đặc biệt tập trung ở nhóm có bệnh nền, tuổi trên 50. 
 
Theo PGS Đỗ Văn Dũng – Trưởng khoa Y tế công cộng trường Đại học Y Dược TP.HCM, số ca mắc ở TP.HCM hiện nay hơn 1.000 ca mỗi ngày, so với các thành phố khác trong khu vực thì số ca mắc này không đáng lo ngại vì thực tế chúng ta chấp nhận sống chung với virus thì không thể ngăn chặn hoàn toàn Zero F0.

Nhưng đáng lưu ý ví dụ ở Sigapore mỗi ngày có 3.000 – 4.000 ca nhiễm nhưng số ca T* vong chỉ dưới 10 ca, tại TP.HCM số ca T* vong đều cao hơn.

PGS Dũng cho rằng TP.HCM cần tăng cường bao phủ vắc xin hơn nữa đặc biệt nhóm người trên 50 tuổi, có bệnh nền không đi lại được. Dù đã có các tổ tiêm đến tận cộng đồng nhưng vẫn cần rà soát để tiêm đủ.

Ngoài ra, hiệu lực của vắc xin tốt nhất giai đoạn 2 tháng sau tiêm mũi 2 và vắc xin sẽ giảm dần hiệu lực đặc biệt là với vắc xin Verocell của Sinopharm. Vì vậy, PGS Dũng cho rằng TP.HCM nên tính tới phương án tiêm vắc xin tăng cường cho nhóm người có bệnh nền, trên 50 tuổi và đặc biệt là những người này trước đó đã tiêm 2 mũi vắc xin Verocell.
 
Việc tăng cường tiêm ngừa mũi 3 cho nhóm người đã tiêm vắc xin nhưng suy giảm mức miễn dịch hoặc cơ thể đáp ứng miễn dịch thấp sẽ ngăn ngừa nguy cơ trở nặng và T* vong khi họ mắc Covid-19. Đây cũng là biện pháp để giảm số ca T* vong.
 
Theo PGS Dũng bình thường còn phụ thuộc vào độ tuổi người tiêm và loại vắc xin được sử dụng. Trong thời gian qua, vắc xin Verocell được nhiều nước sử dụng và đã phát huy tác dụng. Trong thời gian dịch ở TP.HCM thì vắc xin này đã phát huy hiệu quả phòng chống dịch nhưng theo nghiên cứu từ một số quốc gia thì với người cao tuổi, có bệnh nền, khả năng sinh miễn dịch thấp hơn thì hiệu lực của vắc xin Verocell cũng ngắn hơn so với các loại vắc xin khác.
 
Cùng quan điểm, BS Trương Hữu Khanh – nguyên Trưởng khoa Nhiễm thần kinh, BV Nhi đồng 1 TP.HCM, cho rằng cần tiêm vắc xin tăng cường mũi ba cho nhóm người có miễn dịch kém, bệnh nền, người cao tuổi càng sớm càng tốt. Việc tiêm vắc xin bổ sung này có thể tăng cường loại vắc xin khác hoặc vắc xin cùng loại. 

Tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3 cho những đối tượng nào?

Bác sĩ Khanh cho biết khi vắc xin đã nhiều hơn thì việc ưu tiên tiêm mũi 3 cho tuyến đầu chống dịch, đặc biệt những người đang điều trị bệnh nhân nặng, khoa hồi sức, phẫu thuật. Tiêm mũi 3 có ý nghĩa tăng cường miễn dịch, vì có một số người không đáp ứng sau tiêm 2 mũi. Ngoài ra, nhóm nguy cơ cao đã đủ thời gian khi tiêm mũi 2 qua 2, 3 tháng thì nên tiêm cho người trên 65 tuổi.
 
Việc tiêm mũi 3 sử dụng vắc xin nào tiêm cùng loại hay loại khác, PGS Dũng cho rằng kháng nguyên được sử dụng nghiên cứu vắc xin thường dùng protein chung (protein S) có thể đáp ứng với nhau nên có thể chuyển đổi. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc chuyển đổi có hiệu quả. Ví dụ ngay tại Thái Lan tiêm vắc xin Sinovac tiêm chéo AstraZeneca, Pfizer.  

Đồng Nai tiêm mũi 3 vắc xin covid-19 
Sở Y tế Đồng Nai vừa có văn bản về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều tăng cường (mũi 3) cho lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19.
Sở Y tế đề nghị các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan phối hợp với UBND các huyện, thành phố trong công tác tổ chức tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều tăng cường cho lực lượng tuyến đầu, thứ tự ưu tiên tiêm theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26-2-2021 của Chính phủ, gồm: người làm việc trong các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập trên địa bàn tỉnh; người tham gia phòng chống dịch: Thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch các cấp, người làm việc ở các khu cách ly, làm nhiệm vụ truy vết, điều tra dịch tễ, Tổ Covid cộng đồng, tình nguyện viên, phóng viên; quân đội, công an.
UBND các huyện, thành phố đảm bảo tất cả người từ 18 tuổi trở lên sống và làm việc trên địa bàn được tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19; chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều tăng cường cho lực lượng tuyến đầu đã được tiêm 2 mũi bằng vắc xin AstraZeneca, đảm bảo mũi 3 cách mũi 2 tối thiểu 8 tuần và được sự đồng thuận của đối tượng tiêm. Đồng thời, sử dụng vắc xin AstraZeneca của địa phương đã được phân bổ qua các đợt có hạn sử dụng tháng 11/2021, tháng 12/2021, ưu tiên sử dụng trước vắc xin cận hạn sử dụng, đảm bảo sử dụng hiệu quả vắc xin, tránh hao hụt, lãng phí.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phân bổ vắc xin và vật tư tiêm chủng cho Trung tâm y tế các huyện, thành phố theo chỉ đạo của Sở Y tế. Trung tâm y tế các huyện, thành phố làm đầu mối điều phối và phân bổ vắc xin cho các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn để tổ chức tiêm. Các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập đã đủ điều kiện tiêm chủng liên hệ Trung tâm y tế huyện, thành phố để lĩnh vắc xin và tiêm cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ sở, đảm bảo an toàn tiêm chủng.

 K.Chi  

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/chuyen-gia-khuyen-cao-nen-tiem-mui-3-cho-nhung-nguoi-da-tiem-vac-xin-verocell-tiem-vac-xin-covid-19-mui-3-cho-nhung-doi-tuong-nao-398410.html)

Tin cùng nội dung

  • Trong giai đoạn từ 2-4 tháng tuổi, trẻ được tiêm phòng nhiều loại vắc xin khác nhau để phòng trừ bệnh tật. Cũng trong độ tuổi này, ít ai biết rằng đây là thời kỳ cao điểm dễ xảy ra Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
  • An toàn tiêm chủng là an toàn cho cả người tiêm, người được tiêm, nhà cung cấp dịch vụ y tế, bên tổ chức nhận dịch vụ y tế, và xã hội. Sau những trường hợp Tu vong và phản ứng sau khi tiêm vắc xin, Quốc hội Việt Nam đã ban hành luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế Việt Nam cũng đã ban hành các thông tư, quyết định, hướng dẫn liên quan để bảo đảm an toàn trong tiêm chủng. Những quy định an toàn tiêm chủng là bắt buộc thực hiện đối với các cơ sở y tế thực hiện tiêm chủng.
  • Các chuyên gia nhận định, trường hợp trẻ Tu vong sau tiêm vắc xin Quinvaxem tại Nghệ An hôm 20/10 vừa qua có thể do sốc phản vệ, không liên quan đến quy trình tiêm chủng.
  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng ý với đề nghị của Bộ Y tế về việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 6 đến 14 tuổi bằng vắc xin tiếp nhận viện trợ của Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng.
  • Đây là một băn khoăn thường gặp và điều này cần được làm rõ. Thế nào là phơi nhiễm với bệnh dại?
  • So với Thông tư 113/2013/TTLT-BTC-BYT, mức chi tại Thông tư 117 đã tăng gấp đôi, từ 12.000 đồng lên 24.000 đồng/trẻ uống hoặc tiêm đủ liều (xã đặc biệt khó khăn); từ 6.000 đồng lên 12.000 đồng/trẻ uống hoặc tiêm đủ liều cho cán bộ y tế xã.
  • Tuyên truyền cho cha mẹ, những người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ sự nguy hiểm khi bị động vật cắn và các loại động vật cắn thường gặp.
  • Không ít thai phụ nhiễm viêm gan B mà không biết, chỉ đến khi có các dấu hiệu bệnh nặng lên mới đi khám và phát hiện bệnh thì thai đã được vài tháng tuổi.
  • . Cứ mỗi 2 phút là có 1 người Tu vong vì bệnh ung thư cổ tử cung. 75% cả nam và nữ có nguy cơ lây nhiễm virút HPV một lần trong đời.
  • Kính chào Mangyte, Con trai tôi 19 tháng tuổi chưa được tiêm vacxin 5 in 1. Giờ tôi muốn tiêm dịch vụ 6 in 1 cho bé có được không? Và nên tiêm ở địa chỉ nào? Xin chân thành cảm ơn. (Hoài Anh - Bình Dương)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY