Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Chuyện về doanh nhân, cựu chiến binh Nguyễn Văn Thắng - Ông chủ Nhà máy nhiệt điện An Khánh

(NBCL)Cựu chiến binh, doanh nhân tiêu biểu hay Phó Chủ tịch thứ nhất Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên có đóng góp lớn cho sự phát triển của tỉnh và lĩnh vực từ thiện, an sinh xã hội...đều là những từ ngữ giản dị nhưng sát đúng để nói về Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn An Khánh - Thái Nguyên.

Tôi nhớ lại, từ 12 năm trước, doanh nhân đầu tiên của Việt Nam hoạt động tại Thái Nguyên - anh Nguyễn Văn Thắng đã đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện mang tên An Khánh, đi vào sản xuất và tiêu thụ điện vào năm 2015, rất hiệu quả. Trở lại Thái Nguyên tìm hiểu, được biết: Cựu chiến binh, doanh nhân tiêu biểu hay Phó Chủ tịch thứ nhất Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên có đóng góp lớn cho sự phát triển của tỉnh và lĩnh vực từ thiện, an sinh xã hội... đều là những từ ngữ giản dị nhưng sát đúng để nói về Nguyễn Văn Thắng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn An Khánh - Thái Nguyên.

...Tôi và Chủ tịch Tập đoàn An Khánh Nguyễn Văn Thắng vốn cùng học tại Trường cấp 3 Đại Từ, một huyện lớn và có bề dày truyền thống của Thái Nguyên. Ngã rẽ là khi tôi đi học đại học rồi đi viết báo, thì Thắng vào bộ đội, tại ngũ 7 năm, sau mới chuyển ngành đi học rồi đi làm cán bộ nhà nước.

Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, sau khi hoàn thành nhiệm vụ trong quân đội, được chuyển ngành đi học, rồi vừa học vừa làm vào giai đoạn đất nước khó khăn trăm bề, nhưng Nguyễn Văn Thắng luôn đau đáu một điều: Làm gì, làm cách nào để anh và gia đình đỡ thiếu thốn, quê hương phát triển, thịnh vượng. Ham thích và có năng khiếu các lĩnh vực lịch sử, địa lý và văn học, anh hiểu và trân quý những giá trị mà quê anh đã đóng góp cho cách mạng và kháng chiến trước đây. Và chính vì thế mà một câu hỏi thường trực, luôn lơ lửng trong đầu là anh cần làm gì để phát huy truyền thống đó trong cuộc sống hôm nay. Anh luôn trăn trở với thực tại của bản thân: “Làm gì để có ích cho cộng đồng và xã hội”. Bằng bản lĩnh, sự tự tin vào năng lực cũng như khát vọng cháy bỏng, anh xác định: “Phấn đấu trở thành một doanh nhân thành đạt bằng khát khao, trí tuệ và đam mê. Và, doanh nhân Việt Nam không có lý do gì để phải thua kém doanh nhân các nước...”.  Ý chí này, khi quyết định cá nhân đầu tư làm nhà máy sản xuất điện vào năm 2007, một lần nữa được khơi dậy, củng cố quyết tâm cho anh.

Bù lại việc không được đi học liền mạch, anh tự nghiên cứu, học hỏi trong sách vở và thương trường. Làm người lao động trực tiếp, tham gia quản lý doanh nghiệp Nhà nước rồi dân doanh, không từ nan, so đo, không tìm sự nhàn tản, an phận... phát huy truyền thống,  phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ.

Khởi nghiệp sau khi nghỉ hưu, tuổi đã ngũ tuần, từ sản xuất, kinh doanh nhỏ, lẻ ban đầu có hiệu quả, anh phấn đấu phát triển lên chục lần, trăm lần, nghìn lần… Doanh nhân Nguyễn Văn Thắng dần dần có vị trí, tên tuổi trong cộng đồng doanh nghiệp của tỉnh, trong nước, anh say mê tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện, hướng vào mục tiêu phát triển của quê hương...

Có lần vào khoảng  năm 2007, tôi cùng Thắng tham gia đoàn cán bộ tỉnh Thái Nguyên đi thăm và làm việc với tỉnh kết nghĩa Gyeongsanbuk - Hàn Quốc. Ban ngày trao đổi, họp hành, đêm về Thắng cặm cụi bên máy tính, có hôm tới sáng luôn. Phong cách làm việc ấy ít thấy ở “cánh” công chức chúng tôi. Tôi ngỏ ý ái ngại với cường độ làm việc ấy, anh bảo:

- Thực ra việc sản xuất kinh doanh hiện tại của tôi đang thuận lợi, có tích lũy và cũng đủ dùng, bản thân tôi cũng có lương hưu. Nhưng tôi muốn làm gì đó lớn lao, ý nghĩa hơn cho quê hương, đất nước. Nói thực, các cụ nói: “Giàu tham việc...”.  Tôi  nghĩ là doanh nghiệp, doanh nhân không nghĩ gì mới, không làm gì mới, làm khác đi thì sẽ tụt hậu…

- Vậy anh định đầu tư vào lĩnh vực gì? Tôi hỏi.

- Tập đoàn An Khánh đang xúc tiến xây dựng một nhà máy nhiệt điện, nhà máy điện công suất lớn đầu tiên của tư nhân. Đang trình Chính phủ phê duyệt.

Anh Thắng vừa nói, vừa mở laptop cho tôi xem đề án Nhà máy nhiệt điện An Khánh 1. Thắng nhấn mạnh: Với đà phát triển này, những năm tới đất nước chúng ta có thể thiếu điện trầm trọng. Hơn nữa nguồn than từ chính các mỏ ở Thái Nguyên còn lớn và cung cấp, phát huy thế mạnh của quê hương. Nhất cử lưỡng tiện là vậy...

Thế là với tầm nhìn chiến lược, Nguyễn Văn Thắng tìm đến một vùng đồi hoang vu gần với Mỏ than Khánh Hòa, Quán Triều xa dân cư của xã An Khánh huyện Đại Từ xây dựng nhà máy. Một mình lặng lẽ làm, lặng lẽ vượt khó khăn trong niềm tin còn mong manh vào thành công của bao người...

Thế rồi, hơn 10 năm kể từ cuộc trò chuyện ấy đã trôi qua, đầu năm 2020 tôi có chuyến công tác về lại Thái Nguyên, chuẩn bị cho kỷ niệm 70 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam vào 21/4/2020 (HNBVN thành lập tại xóm Roòng Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa ngày 21 tháng 4 năm 1950). Tỉnh Thái Nguyên đang trong thời kỳ rất khí thế: Năm 2019 là năm thứ 4 liên tiếp tỉnh hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, trong đó thu ngân sách đạt chừng 15 nghìn tỷ, dự kiến sẽ tự cân đối ngân sách trên địa bàn vào năm 2020 này. Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Vũ Hồng Bắc cho biết: Nhà máy Sam Sung, Tập đoàn dệt may TNG, Tập đoàn An Khánh... là những đầu tàu kinh tế của tỉnh. Tất nhiên, 7.000 doanh nghiệp lớn, nhỏ trong tỉnh đều tích cực làm ăn và đóng góp có hiệu quả cho kinh tế của tỉnh. Trong đó, cá nhân Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn An Khánh Nguyễn Văn Thắng được Nhà nước, Chính phủ, các cấp, các ngành ghi nhận, tôn vinh.

...Như vậy trong tập đoàn An Khánh sản xất kinh doanh đa ngành có 12 năm hoạt động thì điểm nhấn là Công ty Nhiệt điện An Khánh với nhà máy nhiệt điện công suất 120MW, với vốn đầu tư 4.660 tỷ đồng, mỗi năm nhà máy An Khánh hòa lưới điện Quốc gia trên 800.000.000 KW/h, chạy ổn định từ 2015, giải quyết việc làm thường xuyên cho 500 lao động (toàn tập đoàn An Khánh là 3.500 lao động), đóng góp ngân sách hàng năm trên 1.000 tỷ đồng. Quan trọng hơn, Nhiệt điện An Khánh đã đi đầu trong đầu tư vào ngành công nghiệp mũi nhọn, đảm bảo an ninh năng lượng, chung tay cùng đất nước giải quyết một phần khó khăn do thiếu điện. Vừa qua, Chính phủ tiếp tục giao Chủ đầu tư Nhà máy Nhiệt điện An Khánh – Bắc Giang, công suất 650MW, vốn đầu tư trên 20 ngàn tỷ đồng. Ghi nhận, biểu dương những thành công, những đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Thái Nguyên nói riêng, đất nước nói chung, Công ty An Khánh được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba; 3 lần được Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc, Bằng khen. Bộ Công thương, Bộ Công an, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Tổng cục Thuế, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên... cũng đã tặng nhiều cờ thi đua, bằng khen cho công ty. Cá nhân doanh nhân  Nguyễn Văn Thắng, được tỉnh nhận xét: Từ năm 2009 đến nay có thành tích đặc biệt xuất sắc trong lao động sản xuất, luôn có tinh thần lao động sáng tạo, mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà máy điện tư nhân công suất lớn thuộc nhóm A do Chính phủ quản lý đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Với sáng kiến “Xây dựng Nhà máy nhiệt điện An Khánh 1,  góp phần phát triển công nghiệp điện trong nước” ông Nguyễn Văn Thắng được Thủ tướng chính phủ tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua Toàn quốc, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng Lao động sáng tạo, Thủ tướng Chính phủ tặng 02 Bằng khen về thành tích trong sản xuất kinh doanh, và thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Huân chương Lao động hạng Ba và nhiều danh hiệu cao quý khác... Một trong những tên gọi thân mật mà bè bạn, bà con dành cho anh đó là “Ông Thắng An Khánh, Núi Pháo, Từ thiện”. Bởi anh làm từ thiện từ cái tâm của mình với suy nghĩ nằm lòng “Cho đi là còn lại”. Anh bộc bạch: “Nét đặc trưng nhất trong con người tôi là khát khao làm giàu và say mê làm từ thiện, thay lời tri ân”. Trong những năm qua anh đã đóng góp vào an sinh xã hội, từ thiện tới hơn 100 tỷ đồng, mà lại chính từ phần thu nhập của riêng anh. Tiêu biểu như Đầu tư, tôn tạo, xây dựng các công trình Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại ATK Định Hóa; Xây tặng gần 100 nhà tình nghĩa cho gia đình Liệt sỹ, mẹ VNAH, Khu tưởng niệm 60 Liệt sỹ Đại đội thanh niên xung phong phường Gia Sàng, Tặng nhiều tỷ đồng xây dựng đường giao thông, lớp học tại vùng ATK, Thượng Nung - Võ Nhai và tài trợ sản xuất phim “Tể tướng Lưu Nhân Trú”, xuất bản sách truyện về các anh hùng, nhân vật lịch sử của quê hương Thái Nguyên...

Khi chúng tôi còn là học sinh phổ thông, quê hương Đại Từ có nhiều phong trào lớn như Tổ đổi công, Hợp tác xã chuyên lĩnh vực, Hợp tác xã cơ giới toàn xã mà tiêu biểu cho xây dựng phong trào tại xã Hùng Sơn có Anh hùng Lao động Trương Văn Nho, niềm tự hào được khắc ghi hậu thế. Thời kỳ đổi mới, với bản lĩnh, tinh thần lao động trí tuệ sáng tạo, với tâm trong sáng, doanh nhân – cựu chiến binh Nguyễn Văn Thắng là những tấm gương sáng đáng được ghi nhận của mảnh đất Thái Nguyên anh hùng.

Hữu Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Công luận (https://congluan.vn/chuyen-ve-doanh-nhan-cuu-chien-binh-nguyen-van-thang--ong-chu-nha-may-nhiet-dien-an-khanh-post74957.html)

Tin cùng nội dung

  • Từ một bệnh nhân ung thư suýt phá sản, Lu Yong giúp những người chung cảnh ngộ tiếp cận Thu*c giá rẻ và góp phần thay đổi chính sách.
  • Ngày bà Mai phát hiện ung thư cũng là ngày tiễn cô con gái út đi Mỹ, nên bà quyết định giấu tin này để con yên tâm lên đường.
  • Bộ Xây dựng cho biết đã lập đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra hoạt động của các nhà máy nước sạch tại 15 tỉnh thành trong cả nước, trong đó sẽ tập trung vào chất lượng nguồn nước và giá bán.
  • Năm 2019 là một năm đầy những thách thức khó khăn cũng như cơ hội mới đối với Công ty cổ phần dược vật tư y tế Hải Dương - HDPHARMAR. Sự đầu tư nghiêm túc hệ thống dây chuyền GMP-EU đã mở ra một con đường mới, những hy vọng mới cho Công ty cổ phần dược vật tư y tế Hải Dương - HDPHARMAR nói riêng và cho toàn thể khách hàng có cơ hội sử dụng những sản phẩm đạt chất lượng chuẩn EU – chuẩn cao nhất của dược phẩm hiện nay.
  • Với tư thế hiên ngang chẳng khác nào các chàng chiến binh trong truyền thuyết, do đó tư thế yoga này được gọi là warrior với ý nghĩa là “chiến binh”.
  • Nữ thần chiến binh Wonder Woman Gal Gadot sẽ tiết lộ làm sao cô có thể sở hữu body quyến rũ săn chắc chỉ sau 6 tháng trước khi phim bấm máy.
  • Thấy bà con, học sinh đi bộ vất vả phải vượt khe suối, bờ ruộng để đến trung tâm xã, ông Dị quyết tâm hiến đất đồi và đất ruộng để mở đường vào thôn.
  • Thấy bà con, học sinh đi bộ vất vả phải vượt khe suối, bờ ruộng để đến trung tâm xã, ông Dị quyết tâm hiến đất đồi và đất ruộng để mở đường vào thôn.
  • (MangYTe) - 8 năm theo đuổi việc chữa bệnh ung thư hạch cho chồng, chị Thắm kiệt quệ đến độ giờ phải chạy ăn từng bữa. Bệnh tái lại, chồng chị phải nhập viện gấp, bác sĩ cho biết chỉ còn 1 con đường duy nhất để cứu tính mạng là ghép tủy với chi phí khoảng 150 triệu đồng nhưng đến 1 đồng chị cũng không có nên đành ngậm ngùi ôm 2 con nhìn chồng Ch?t dần, Ch?t mòn trong phòng bệnh.
  • Là một BS phẫu thuật, dù rằng đã nỗ lực hết sức, nhưng rất nhiều lần tôi đành phải ngậm ngùi đặt dao xuống, bất lực nhìn người bệnh quằn quại trong đau đớn chỉ vì BN suy gan nặng. Thật đáng buồn là tất cả các trường hợp tôi gặp đều có cùng một nguyên nhân: bia và rượu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY