Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Có ba thay đổi mất não này, bạn cần gặp bác sĩ tâm thần ngay

Thời gian dịch bệnh kéo dài, nhiều người rơi vào trầm cảm, stress nhưng không nhận ra. Các bác sĩ cho rằng nếu cảm xúc bất thường sau 2 tuần không kiểm soát được thì cần liên hệ bác sĩ tư vấn ngay.

Xấu hổ vì chồng bỗng dưng “lắm mồm”
 
Chị Đỗ Thị Thanh Hà (33 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ, gia đình chị rơi vào cảnh lúc nào cũng ầm ầm vì chồng chị thay đổi tính cách.

Chồng chị Hà trước làm đầu bếp cho 1 nhà hàng ở Hà Nội, từ khi dịch bệnh xảy ra anh ở nhà. Công việc của anh là trông con, kèm con học, còn chị vẫn đi làm hàng ngày.

Từ một người hiền, ít nói, chồng chị Hà thay đổi 360 độ. Anh luôn gắt gỏng, quát mắng con. Mỗi lần nhìn qua camera ở nhà, chị Hà lại nôn nóng vì chồng liên tục quát mắng con mình.

Hàng xóm nhà chị Hà cũng than thở tại sao bỗng dưng chồng chị lại hay quát mắng con, trong nhà lúc nào cũng chỉ có tiếng cãi nhau. Thậm chí, ngày 3 bữa cơm chỉ nghe thấy tiếng chồng chị Hà quát con, tiếng trẻ con khóc.
 
Trước đây anh rất yêu thương vợ con nhưng hiện tại chỉ cần chị Hà nấu canh quá mặn hay quá nhạt thì chồng chị sẽ cho bát canh bay vèo ra khỏi bàn ăn.
 
Chị Hà cũng hiểu do lâu ngày phải ở nhà không đi làm nên chồng chị thay đổi tính nết. Chị muốn chồng đi tham vấn tâm lý đánh giá trầm cảm. Tuy nhiên, chị vừa mở miệng đã bị chồng mắng vì 'chê chồng tâm thần'.
 
Mỗi lần nghe hàng xóm phàn nàn về việc gia đình chị luôn ầm ầm khắp tầng chung cư, chị Hà thấy xấu hổ nhưng chỉ mong mọi người thông cảm.
 
Trường hợp của chị Vũ Thị Hoa (37 tuổi, Đống Đa, Hà Nội) cũng rơi vào trạng thái stress. Chị Hoa cho biết chị luôn trong tình trạng 'mất não', không kiềm chế được cảm xúc của mình. Chỉ cần trong nhà ai làm gì không vừa mắt là chị sẵn sàng 'chửi' để giải toả cảm xúc. Chị Hoa thấy cuộc sống của mình thật mệt mỏi, cuộc sống không có ý nghĩa.
 
Nghe chị Hoa chia sẻ, bạn bè khuyên chị nên đi khám trầm cảm. Kết quả, test các dấu hiệu của trầm cảm, bác sĩ cho biết chị bị trầm cảm nặng, có những cảm xúc không kiềm chế. Đặc biệt, chị Hoa có dấu hiệu chán, không thấy ý nghĩa tồn tại của bản thân mình. 

Ảnh minh hoạ. 

Dấu hiệu stress
 
Theo BSCKII Huỳnh Thanh Hiển – Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, thời gian dịch bệnh kéo dài chắc chắn có rất nhiều người bị trầm cảm, stress. Họ bị ảnh hưởng tâm lý từ mất công việc, mất người thân do Covid-19… rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đặc biệt là những người trẻ phải ở nhà thời gian dài, stress với những bộn bề của cuộc sống, dịch bệnh.
 
BS Hiển cho biết 3 dấu hiệu của stress:
 
Thứ nhất, rối loạn giấc ngủ. Bạn đang ngủ bình thường nhưng rơi vào trạng thái mất ngủ, khó ngủ, đây là dấu hiệu của stress.
 
Thứ hai, rối loạn cảm xúc. Người bị stress cảm giác cảm xúc của mình dễ bùng nổ hơn, có những người trước kia ít nói nhưng vì stress họ hay cáu gắt, thậm chí dồn những cảm xúc của mình lên trẻ nhỏ, người thân. Họ dễ bị mất bình tĩnh thậm chí chỉ những việc cỏn con cũng khiến họ cáu gắt, không giữ được bình tĩnh. 

BS Huỳnh Thanh Hiển khám cho bệnh nhân.

Thứ ba, không tập trung làm việc. Theo bác sĩ Hiển những người bị stress, trầm cảm họ sẽ không tập trung suy nghĩ được. Nếu trước đây bạn làm việc rất tốt, suy nghĩ có chiều sâu thì khi stress bạn sẽ cảm thấy mình như bị “mất não” không thể tập trung làm việc như trước, thậm chí chán nản công việc.
 
Ba dấu hiệu trên là điển hình của stress. Tuy nhiên, đa số các dấu hiệu này mọi người sẽ vượt qua được sau khoảng 2 tuần. Mọi người sẽ lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống. Nhưng quá hai tuần mà những cảm xúc bùng nổ, công việc không tập trung được, tình trạng mất ngủ kéo dài thì bạn nên liên hệ bác sĩ hỗ trợ.
 
Theo bác sĩ Hiển, khi dịch bệnh thì người bệnh có thể liên hệ khám trực tuyến, tư vấn qua điện thoại hoặc có thể khám trực tiếp.
 
Đa số các triệu chứng trên đều có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng cách phối hợp, gồm tâm lý liệu pháp và dùng Thu*c điều trị triệu chứng. Thời gian điều trị, theo dõi tuỳ vào từng người nhưng sẽ mất thời gian dài.
 
Tuy nhiên, nếu người bệnh sau khi chữa khỏi tiếp tục gặp phải cú sốc hay các mối lo toan… có thể sẽ tái phát. Vì vậy, nếu người bệnh có những dấu hiệu như trên, người thân nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa để khám, can thiệp y khoa kịp thời. Khi bạn có các dấu hiệu trên, bạn có thể chia sẻ với bạn bè, lắng nghe bạn bè, người thân. Việc chia sẻ vô cùng quan trọng, nó được xem là liều Thu*c có thể giảm tình trạng stress.
 
BS Hiển nhấn mạnh cuộc sống bao giờ cũng có những stress, trầm cảm nhẹ nhưng điều quan trọng là vượt qua được nó để giữ thăng bằng cho cuộc sống.

K.Chi  

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/khoe-dep/suc-khoe/co-ba-thay-doi-mat-nao-nay-ban-can-gap-bac-si-tam-than-ngay-395933.html)

Tin cùng nội dung

  • Stress ở mức độ thấp sẽ có lợi, như tạo ra một số phản ứng trong cơ thể, làm tăng huyết áp và nhịp tim. giúp bạn tập trung cao độ, để đương đầu với các tình huống đã và sẽ xảy ra, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Tuy nhiên, nếu để stress kéo dài, sẽ gây hại cho cơ thể, và làm cho cơ thể bạn nhanh già.
  • Mẹ tôi năm nay 60 tuổi, thời gian gần đây tính tình bà thay đổi, rất hay cáu gắt và buồn phiền mà không rõ nguyên nhân...
  • Tình trạng căng thẳng trong thanh thiếu niên đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia. Điều đáng chú ý, trường học tồn tại nhiều yếu tố dẫn đến căng thẳng ở thanh thiếu niên.
  • Con tôi năm nay 15 tuổi, cháu hay cáu gắt, giận hờn vô cớ… Thời gian đầu tôi nghĩ do tuổi đang phát triển thay đổi tâm lý, nhưng thời gian gần đây tình trạng có vẻ trầm trọng hơn.
  • Đừng nghĩ rằng stress là một căn bệnh. Xung quanh còn biết bao điều giúp bạn quên chúng đi. Ngay khi cánh cửa nhà khép lại, thì nỗi sầu ngoài kia hãy để lại cho phố phường.
  • Mặc dù kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi, nhưng tiền bạc vẫn đứng đầu danh sách các yếu tố gây stress đến tinh thần của người dân.
  • Nghiên cứu mới đây cho thấy stress không những gây ra nhiều bệnh tật mà còn khiến chúng ta lão hóa nhanh hơn.
  • Bóc một quả cam, ăn bát bột yến mạch, nhai kẹo cao su, tô màu, nhìn vào bức ảnh cũ, đạt cực khoái trong chuyện ấy... có thể giúp bạn chấm dứt stress.
  • Stress ảnh hưởng đến hoạt động của não nhiều hơn bạn biết. Có lúc bạn nhớ nhớ quên quên, phiền muộn hay lo lắng do stress. Nhưng bạn có biết nó cũng có thể làm não bị teo đi.
  • Stress sẽ chi phối đến khả năng sáng tạo, ghi nhớ cũng như hiệu quả khi làm việc và học tập.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY