Cách ly, giãn cách, hạn chế đi lại là một trong nỗ lực giảm số người mắc Covid-19 ở các nước và Việt Nam. Đặc biệt, đợt dịch này phức tạp, kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, làm thay đổi nhiều thói quen của mọi người.
Để giảm căng thẳng, gia đình chuẩn bị sẵn tư tưởng và thời gian để thích ứng với việc làm, học tại nhà; hạn chế gặp gỡ các thành viên khác trong gia đình hay bạn bè, đồng nghiệp. Nặng nề hơn là tình trạng giảm lương, thất nghiệp.
Hàng ngày, bạn nên tìm đọc những thông tin chính thống và lắng nghe tư vấn, khuyến cáo từ chính quyền địa phương để cập nhật những tin tức mới nhất từ đại dịch. Việc này giúp hạn chế tâm lý lo lắng thái quá, lâu ngày dẫn đến mệt mỏi, áp lực.
Mỗi gia đình cần xây dựng một thời khóa biểu và cố gắng tuân thủ càng nhiều càng tốt như thức dậy và đi ngủ vào những thời điểm tương tự mỗi ngày. Giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống lành mạnh, đúng giờ. Tập thể dục đều đặn. Phân bổ thời gian cho làm việc, nghỉ ngơi và làm những việc bạn yêu thích. Cố gắng giảm thời lượng xem, đọc hoặc nghe những tin tức khiến bạn cảm thấy lo lắng hoặc chán nản.
Giữ liên lạc thường xuyên với những người thân thiết qua điện thoại để tâm sự hoặc trao đổi công việc. Tránh sử dụng rượu và M* t*y như một cách để đối phó với nỗi sợ hãi, buồn chán khi cách ly xã hội. Giảm thời gian ngồi trước màn hình và điện thoại để cân bằng với các hoạt động thể chất trong thói quen hàng ngày của bạn.
Vợ chồng bạn cần ngồi lại nói chuyện, chia sẻ với nhau, lập thời gian biểu để thực hiện và cùng giải quyết vấn đề. Nếu gặp bất cứ vấn đề khác như rối loạn giấc ngủ, lo âu, đau đầu... cần đến các cơ sở y tế, tốt nhất là cơ sở có chuyên khoa sức khỏe tâm thần để được thăm khám, can thiệp kịp thời. Bác sĩ căn cứ vào nguyên nhân và dạng rối loạn trầm cảm để dùng Thu*c, trị liệu tâm lý phù hợp.
Chủ đề liên quan:
căng thẳng đại dịch Phổ biến kiến thức sức khoẻ tâm thần Thường thức về sức khỏe