Bệnh văn phòng hôm nay

10 “vũ khí” chống căng thẳng khi làm việc

Căng thẳng trong công việc, cuộc sống nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự bài tiết và sức khỏe cơ thể.
Những phương pháp đơn giản dưới đây sẽ giúp bạn thoải mái hơn là sớm lấy lại tinh thần.

Thở bằng bụng

Phương pháp này giúp giảm căng thẳng, lấy lại sự thoải mái, đặc biệt là những người mệt mỏi kéo dài.

Cụ thể: đặt tay phải trên bụng, tay trái trên ngực. Khi hít vào, để bụng căng lên ở mức độ tốt đa, ngực giữ nguyên. Khi thở ra, dùng lực tối đa giúp bụng co lại, ngực giữ nguyên tư thế.
Mát xa huyệt vị

Khi cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, khó chịu hay bồn chồn lo lắng, bạn có thể tự mát xa ở một số huyệt vị nhằm xoa dịu thần kinh giảm bớt sự căng thẳng. Ví dụ ấn huyệt nội quan (nằm ở phía trên cổ tay) có tác dụng cải thiện sự lo lắng, ấn thái dương cải thiện tình trạng trầm cảm, huyệt tam âm giao (nằm ở phía trên cổ chân) giải tỏa áp lực. Thiền 10 phút lúc nghỉ trưa

Ngồi thiền là lúc nhận thức tạm ngưng với mọi hoạt động bên ngoài, giúp cơ thể tĩnh lặng trong thế giới tâm linh riêng. Dành 10 phút trong giờ nghỉ trưa, tìm một nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi giúp toàn bộ cơ bắp thả lỏng, cơ thể được thư giãn hoàn toàn.

Dùng nét vẽ giải tỏa tâm trạng

Dùng nét vẽ để giải tỏa áp lực của mình, vẽ tất cả những gì mà bạn muốn. Có thể vẽ biếm họa hình của sếp nhưng đừng để anh/ chị ta biết. Vẽ xong bạn sẽ thấy thoải mái hơn nhiều.

Uống nước chè

Pha chén trà với 50g hoa cúc, 50g hoa nhài, dùng loại trà này khi căng thẳng sẽ giúp bạn thoái mái và an tâm hơn. Ngoài ra hồng trà cũng có tác dụng tương tự.

Dùng hương dầu thơm

Một số loại dầu thơm tự nhiên tinh khiết có tác dụng làm dịu thần kinh, rất có hiệu quả trong việc giảm bớt sự căng thẳng thần kinh. Chuẩn bị sẵn một gói hoặc chai dầu thơm, khi cần bạn có thể sự sử dụng chúng rất tiện lợi.

Giảm căng thẳng lúc dùng bữa

Khi công việc thực sự căng thẳng, bạn có thể lựa chọn cho mình một bữa trưa vừa ý giúp cải thiện được tâm trạng.

Hãy chọn thực phẩm chứa nhiều selenium như tỏi, cá; các loại ngũ cốc chứa vitamin B cũng rất có hiệu quả trong việc giảm áp lực. Thêm một tách cà phê giúp bạn sáng suốt hơn.

Viết blog

“Hãy viết ra sự phiền toái của bạn”, đó là cách giảm căng thẳng rất hiệu quả mà nhà tâm lý học của Mỹ đã đưa ra.

Đôi khi bạn không thể nói với mọi người ở cơ quan những rắc rối và phiền muộn của mình. Hãy để tất cả điều này được viết trên blog. Viết ra chúng tức là bạn đã giải phóng một phần những áp lực và lo lẳng của mình.

Xem lại ảnh của bản thân và gia đình

Hãy để ảnh của gia đình bạn bè, ảnh du lịch hay điều bạn quan tâm trong máy tính của mình. Rất có thế những hình ảnh ngộ nghĩnh sẽ giúp bạn nhớ lại hình ảnh vui vẻ hạnh phúc và các chuyện vui và đánh đuổi áp lực khỏi tâm trí bạn.

Dùng bọt khí!

Luôn chuẩn bị sẵn túi bọt khí trong ngăn kéo. Khi phẫn nộ bực tức, hãy trút bực vào nó!

Theo Hạnh Phúc - Dân trí/ XHN

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-10-vu-khi-chong-cang-thang-khi-lam-viec-3786.html)

Tin cùng nội dung

  • Chỉ trong sáng 22/8, tại BV Nhi Đồng 1 có 58 bệnh nhi nhập viện vì bệnh tay chân miệng. Số ca nằm điều trị trong khoa là 223 em.
  • Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia, NewYork (Mỹ) cho thấy...
  • Bạn đã bao giờ nhận thấy sự thay đổi sau một thời gian suy nghĩ hoặc trước khi làm việc trong môi trường áp lực công việc cao?
  • Có những cơn dư chấn về mặt tâm lý dẫn đến trầm cảm hay lo âu khiến cho nhiều người có ý định Tu tu.
  • Các cụ vẫn có câu: Cáu giận hại tâm, buồn bực hại gan… từ xưa người ta đã biết những stress, cáu giận, lo lắng, buồn phiền đều hại tâm, hại tim, hại gan, hại thận cả.
  • Thời tiết âm u, ít vận động cũng như hạn chế ăn các thực phẩm nhiều vitamin khiến cơ thể giảm sức đề kháng.
  • Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ đẩy nhanh quá trình co rút của các đoạn telomere (mũ bảo vệ ở 2 đầu nhiễm sắc thể), từ đó rút ngắn tuổi thọ của tế bào.
  • Những thực phẩm chứa nguồn vitamin dồi dào này sẽ giúp bạn xóa tan mọi mệt mỏi và căng thẳng.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Cảm giác căng thẳng gây ra theo bản năng của cơ thể để tự bảo vệ mình. Bản năng này có lợi trong trường hợp khẩn cấp, chẳng hạn như tránh một chiếc xe chạy quá tốc độ. Nhưng căng thẳng kéo dài quá lâu có thể gây ra các triệu chứng thể chất không tốt, chẳng hạn như việc ứng phó với các thách thức hàng ngày và những thay đổi của cuộc sống
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY