Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cỏ cứt lợn: chống viêm chống phù nề

Cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu, cành lá vò ra có mùi hôi gây nôn

Cỏ cứt lợn, Cỏ hôi, Cây bù xích - Ageratum conyzoides L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.

Mô tả

Cây thảo mọc hằng năm, cao chừng 25 - 50cm. Lá mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá đều có lông. Hoa nhỏ, màu tím hay xanh trắng, xếp thành đầu, các đầu này lại tập hợp thành ngù. Quả bế có ba sống dọc, màu đen.

Bộ phận dùng

Phần cây trên mặt đất - Herba Agerati.

Nơi sống và thu hái

Cây của nhiệt đới châu Mỹ, phát tán tự nhiên vào nước ta, mọc hoang dại khắp nơi. Thu hái toàn cây bỏ rễ, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô, nhưng thường hay dùng tươi.

Thành phần hoá học

Toàn cây chứa tinh dầu (0,16% so với dược liệu khô). Lá và hoa chứa 0,02% tinh dầu với mùi nồng khó chịu, tinh dầu này chứa phenol (eugenol) 5% một phenol ester mùi dễ chịu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu làg-cadinen, caryo-phyllen, ageratocromen (1), demethoxy-ageratocromen và một số thành phần khác. Lá chứa stigmast 7-en-3-02, quercetin, kaempferol, acid fumaric, acid cafeic. Cây cứt lợn ở Việt Nam chứa 0,7 - 2% tinh dầu, carotenoid, ít phytosterol, tanin, đường khử, saponin, hợp chất uronic. Hàm lượng saponin thô trong thân và lá (tính theo dược liệu khô kiệt) là 4,7%. Tinh dầu cây cứt lợn hơi sánh đặc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu có thành phần chủ yếu là ageratocromen và demethoxyageratocromen.

Tính vị, tác dụng

Cây cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu. Cành lá vò ra có mùi hôi gây nôn.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thường được chỉ định dùng làm Thu*c chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp: 1. Sổ mũi, viêm xoang mũi, dị ứng cấp và mạn; 2. Chảy máu ngoài do chấn thương, bị thương sưng đau; 3. Mụn nhọt, ngứa lở, eczema. Liều dùng 15 - 30g cây khô sắc nước uống, hoặc dùng cây tươi giã lấy nước nhỏ. Cũng dùng cây tươi giã đắp vết thương chảy máu, mụn nhọt, eczema, hoặc nấu nước tắm chữa ghẻ, chốc đầu của trẻ em.

Người ta còn dùng cỏ cứt lợn chữa rong huyết sau khi sinh ðẻ, dùng phối hợp với bồ kết nấu nýớc gội ðầu cho thõm và sạch gầu, trõn tóc. ở ân ðộ, ngýời ta dùng nýớc ép rễ cây ðể chữa bệnh sỏi thận. lá làm Thu*c sãn da, dùng chữa các vết ðứt, vết thýõng và dùng ðắp chữa sốt rét.

Đơn Thu*c

Chữa phụ nữ rong kinh sau khi đẻ: dùng 30 - 50g lá hoa cỏ cứt lợn tươi giã nhỏ, chế thêm nước, vắt lấy nước cốt uống.

Chữa viêm xoang dị ứng hay viêm tai: cũng giã lá hoa tươi vắt lấy nước, tẩm bông bôi vào mũi bên đau hoặc ngoáy trong lỗ tai. Cũng có thể dùng cành lá khô sắc nước xông mũi và uống.

Nhiều bệnh viện đã sử dụng các chế phẩm của cỏ cứt lợn để điều trị các chứng viêm xoang mũi mạn tính và dị ứng, có kết quả tốt, không gây tác dụng phụ gì đối với cơ thể người bệnh.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/co-cut-lon-chong-viem-chong-phu-ne/)

Tin cùng nội dung

  • Do có nguy cơ gây tác dụng phụ loét đường tiêu hóa, chảy máu kéo dài… nên hiện nay aspirin ít được dùng để hạ sốt mà thường thay thế bằng paracetamol (an toàn hơn). Thu*c còn được dùng để giảm đau, chống viêm (trong các bệnh xương khớp) và dự phòng biến chứng tim mạch
  • Người mắc bệnh hen phế quản - một chứng bệnh có căn nguyên dị ứng, nên cơ địa họ rất nhạy cảm với các loại Thuốc điều trị.
  • Lâu nay, chúng ta biết đến nhiều tác dụng của thịt quả đu đủ. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, hạt đu đủ không những không độc hại mà đang nhanh chóng trở thành một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe với những dược tính của nó.
  • Ổi là một trong những loại trái cây phổ biến và sẵn có nhất. Hiện tại đang là mùa của loại hoa quả này.
  • Nước dừa là loại nước lành tính và có công dụng tuyệt vời với sức khỏe con người. Nước dừa mát, có tính hàn...
  • Dầu dừa rất tuyệt vời trong bảo vệ sức khỏe tim mạch, giảm cân, giảm viêm nhiễm, chăm sóc tóc và da, chữa hăm tã cho bé và giúp mẹ có nguồn sữa dồi dào.
  • Phù nề có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa từng thai phụ, nhưng nó thường phổ biến ở tháng thứ 5 và tăng lên vào 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Dấp cá là cây gia vị được nhiều người yêu thích. Rau dấp cá có mùi vị hơi tanh, có tác dụng tiêu ung thũng, lợi tiểu, chống viêm, được coi như một kháng sinh thực vật.
  • Theo Đông y, bạch chỉ có tác dụng tán phong trừ thấp, thông khiếu, giảm đau, tiêu thũng trừ mủ,Cây bạch chỉ còn có tên gọi khác là bách chiểu, chỉ hương, cửu lý trúc căn, đỗ nhược, hòe hoàn, lan hòe, linh chỉ, ly hiêu, phương hương,... Cây được trồng làm Thu*c, chủ yếu thích hợp ở miền núi cao, lạnh như ở Sa Pa, Tam Đảo hoặc nơi có khí hậu tương tự.
  • Là Thu*c có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm nên ibuprofen được dùng trong rất nhiều trường hợp như thống kinh, nhức đầu, làm các thủ thuật về răng, viêm khớp dạng thấp
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY