Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Loại gia vị mâm cơm nhà nào cũng có nhưng là thủ phạm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Hầu hết các món ăn của người Việt đều cho thêm muối để trở nên đậm đà hơn. Thói quen này vô tình khiến cơ thể tăng nguy cơ mắc bệnh.

Muối là một phần không thể thiếu trong khẩu phần hàng ngày, nhưng ăn quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cao huyết áp, tim mạch...

Nghiên cứu của viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, hiện nay lượng natri ăn vào trong chế độ ăn của người trưởng thành trung bình là 3,7g/ngày, tương đương với lượng muối ăn vào là 9,4g/ngày, gần gấp đôi mức ăn vào khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới là 2g natri/ngày hay 5g muối/ngày.

Các nhà khoa học cho biết muối natri làm tăng tổn thương viêm loét dạ dày. chúng làm phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn helicobacter pylori. người ăn quá mặn sẽ có nguy cơ mắc các chứng bệnh về dạ dày cao hơn người ăn uống bình thường.

Một nghiên cứu của Nhật Bản cho thấy những ai thường xuyên ăn đồ ăn mặn có nguy cơ ung thư dạ dày cao gấp 2 lần so với những người khác. Ngoài ra, lượng natri trong cơ thể cao cũng làm giảm hiệu quả điều trị ung thư dạ dày.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, ăn quá nhiều muối còn có thể là nguyên nhân của 6 vấn đề sức khoẻ dưới đây:

Phù nề

Các chuyên gia cho biết, phù nề là dấu hiệu rất dễ thấy khi chúng ta ăn quá nhiều muối. lý do là bởi muối được xem là một chất gây tích nước trong cơ thể, khiến cơ thể dễ bị "sưng" lên, phù nề.

Nếu ăn quá nhiều muối, thận sẽ không lọc được natri dư thừa ra khỏi máu khiến cơ thể giữ thêm nước để cố gắng pha loãng natri.

Tăng huyết áp

Ăn quá nhiều muối có thể khiến một lượng máu lớn hơn lưu thông qua các mạch máu và động mạch, có thể dẫn đến tăng huyết áp tạm thời.

Cụ thể, việc ăn nhiều muối làm tăng tính thẩm thấu của màng tế bào với natri. ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và dẫn đến tăng huyết áp.

Bệnh tim

Hoạt động của thận bị ảnh hưởng do ăn mặn dẫn tới gia tăng áp lực thẩm thấu trong lòng mạch từ đó ảnh hưởng đến tim.

Lượng muối lớn đưa vào cơ thể do thói quen tiêu thụ đồ ăn mặn sẽ khiến chúng ta phải uống nhiều nước, làm tăng khối lượng máu tuần hoàn và khiến tim phải làm việc nhiều hơn. tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm tâm thất trái to lên, dẫn đến hiện tượng suy tim.

Yếu xương

Ăn nhiều muối có thể gây mất canxi khiến xương bị yếu, dễ gãy hơn. việc thừa muối khiến thận phải loại bỏ natriclorua và tăng loại trừ canxi qua nước tiểu. bên cạnh đó, canxi từ xương cũng bị đào thải dẫn tới nguy cơ loãng xương nhất là đối với phụ nữ ở thời kỳ mãn kinh.

Đột quỵ

Theo tổ chức y tế thế giới (who), thường xuyên dùng đồ ăn mặn dẫn tới 62% các ca đột quỵ não. các nhà khoa học đã chỉ ra rằng nếu giảm 1 thìa cà phê muối ăn trong các bữa ăn mỗi ngày sẽ giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Hen suyễn

Sử dụng nhiều muối có thể kích hoạt cơn hen suyễn. ngoài ra, bệnh hen suyễn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, xương, tim mạch,... và nhiều bệnh lý khác.

Theo Trần Thu Thủy/Sài Gòn Thể thao

Link bài gốc Lấy link

https://saigonthethao.thethaovanhoa.vn/phu-nu-today/loai-gia-vi-mam-com-nha-nao-cung-co-nhung-la-thu-pham-tang-nguy-co-mac-benh-tim-mach.html

Theo Trần Thu Thủy/Sài Gòn Thể thao

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/loai-gia-vi-mam-com-nha-nao-cung-co-nhung-la-thu-pham-tang-nguy-co-mac-benh-tim-mach/20220710102656875)

Tin cùng nội dung

  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Chú tôi bị tai biến mạch máu não, hiện sức khỏe ổn rồi và đang tập vật lý trị liệu tại nhà. Tôi tham khảo tài liệu trên mạng thì được biết phương pháp điều trị bệnh bằng chiếu tia laser nội mạch sẽ giúp bệnh nhân bị tai biến phục hồi chức năng nhanh hơn. Xin hỏi kỹ thuật này thực hiện ở đâu, chi phí thế nào? Mà ngoài giờ hành chính tôi mới đưa chú đi được. Nhà chú tôi ở đường Quang Trung, gần chợ Hạnh Thông Tây, đi đến đâu thì gần? Cảm ơn mangyte! (Ngọc Diệp – TPHCM)
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
  • Sau một cơn đột quỵ, hầu hết những người bệnh đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ nào đó. Những bệnh nhân sau đột quỵ thường phải nỗ lực nhiều hơn để bù lại sự suy yếu hoặc mất đi những chức năng thông thường
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Đột quỵ xảy ra khi xuất huyết não bộ hoặc khi lưu lượng máu tới não bộ bị tắc nghẽn. Liên hệ bác sĩ ngay lập tức nếu có triệu chứng của đột quỵ.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY