Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Cơ hội để Việt Nam chấm dứt bệnh lao

Bệnh lao là nguyên nhân gây Tu vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng, với khoảng 10 triệu bệnh nhân lao mới hàng năm

bệnh lao và lao kháng đa Thu*c cao nhất thế giới.

Tỷ lệ điều trị thành công cao

Nhân viên Phòng vi sinh, Bệnh viện Lao và bệnh phổi TP Cần Thơ đọc và xử lý kết quả kháng sinh đồ lao hàng 1, hàng 2.

Chủ đề Ngày Thế giới phòng, chống lao của Việt Nam năm nay là “Biến hiểm họa COVID-19 thành cơ hội để Việt Nam chấm dứt bệnh lao vào năm 2030”. Chủ đề muốn nêu rõ từ cuộc chiến chống dịch COVID-19 mọi người hãy chung tay tích cực hơn nữa trong công cuộc phòng, chống bệnh lao.

Hàng năm, cả nước phát hiện và đưa vào điều trị hơn 100.000 người mắc lao. Tỷ lệ khỏi bệnh được duy trì ở mức trên 90% với bệnh nhân lao mới, 75% với bệnh nhân lao đa kháng Thu*c sử dụng phác đồ dài hạn và 80% với bệnh nhân lao đa kháng Thu*c sử dụng phác đồ ngắn hạn. Các công nghệ mới, Thu*c mới, tiếp cận mới trên thế giới đã được áp dụng hiệu quả cao tại Việt Nam, ngay cả với lao đa kháng và siêu kháng Thu*c. Để có thể phát hiện được nhiều ca mắc lao, Chương trình chống lao quốc gia đã triển khai chiến lược “2X” (Xquang-Xpert) vào phát hiện chủ động đạt hiệu quả cao gấp 7 lần so với phát hiện thụ động hiện nay. Sau khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc lao sẽ được điều trị miễn phí Thu*c chống lao, đối với tất cả các thể lao.

Ngày 4-12-2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về chấm dứt bệnh Lao dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ủy ban Quốc gia giúp Thủ tướng chỉ đạo, đôn đốc, điều phối các bộ, ban, ngành, đoàn thể, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và của cộng đồng trong phòng, chống bệnh lao nhằm chấm dứt bệnh lao tại Việt Nam vào năm 2030.

Trong cuộc chiến này, phụ nữ đóng vai trò quan trọng. Chương trình Chống lao Quốc gia đặt ra mục tiêu có ít nhất 20 triệu phụ nữ trong 20 triệu gia đình Việt Nam có kiến thức và thực hành bảo vệ chính gia đình họ không mắc lao. Hội Phổi Việt Nam vừa thành lập Chi hội Phụ nữ và đây sẽ là nòng cốt trong công tác tuyên truyền hướng dẫn phòng, chống lao đến từng hội viên hội phụ nữ. Chương trình cũng đặt chỉ tiêu 10 triệu thanh niên và 100% học sinh bậc tiểu học có kiến thức và thực hành về công tác phòng, chống lao.

Chung sức chiến thắng bệnh lao

Hiện nay, Việt Nam vẫn có trên 20.000 người mắc lao chưa có thẻ bảo hiểm y tế mặc dù cũng đã có sự hỗ trợ của Nhà nước. Kinh phí đồng chi trả của người có thẻ theo Luật Bảo hiểm y tế cũng sẽ là gánh nặng lớn đối với những người nghèo và cận nghèo, đối tượng chiếm tỷ lệ cao trong số những người mắc lao. Trong khi người nghèo có nguy cơ mắc lao cao hơn 2,5 lần và họ không đủ điều kiện để chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Ngày 16-3-2018, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ký, ban hành Quyết định về việc thành lập “Quỹ Hỗ trợ người bệnh chiến thắng bệnh lao - PASTB”. Đây là một quỹ xã hội, từ thiện, phi lợi nhuận, nhằm hỗ trợ chăm sóc, dự phòng, điều trị cho người bệnh lao, người bị ảnh hưởng bởi bệnh lao, có phạm vi hoạt động trên toàn quốc. Mục tiêu cơ bản của Quỹ là hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho những người bệnh lao chưa có thẻ, giúp kinh phí đồng chi trả cho tất cả những người bệnh lao trong suốt thời gian điều trị và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn chữa khỏi bệnh lao, không lây lan ra cộng đồng và tiến tới chấm dứt bệnh lao.

Trong đợt vận động nhắn tin ủng hộ Quỹ PASTB năm 2019, Chương trình đã nhận được 23.628 tin nhắn, tương đương với 425.304.000 đồng tiền ủng hộ. Ban Tổ chức chương trình đã sử dụng số tiền trên hỗ trợ hơn 1.600 lượt người bệnh có hoàn cảnh khó khăn: Mua thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ viện phí, dinh dưỡng… Mỗi tin nhắn gửi đi sẽ tạo thêm cơ hội cho người bệnh lao được điều trị khỏi, giảm nguồn lây trong cộng đồng.

Bài, ảnh: H.HOA

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/co-hoi-de-viet-nam-cham-dut-benh-lao-a119488.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY