Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Có một loại cỏ mọc dại ở Việt Nam nhưng trị bệnh cực tốt: Vừa giúp cai nghiện Thuốc lá lại là thần dược trị triệt để 7 bệnh vặt cho trẻ em, phụ nữ

Mọc dại và ít được chú ý nhưng từ xa xưa, loại cỏ này đã thường xuyên được ông bà ta sử dụng để điều trị các bệnh về bài tiết.

Loại cỏ có tác dụng thần kỳ mà chúng ta đang nói đến chính là "cỏ mã đề". Ở nước ta, không khó để trông thấy những khóm mã đề mọc dại trên mờ sông, bờ ao hay những bãi đất trống.

Cỏ mã đề dễ nhận biết bởi phiến lá có hình dạng "thìa", có khi lại có hình giống như hình quả trứng, lá có gân lại hình cung dọc theo đường sống lá và tất cả đồng quy ở ngọn và gốc lá.

Cỏ mã đề mọc dại và ít được chú ý nhưng từ xa xưa, loại cỏ này đã thường xuyên được ông bà ta sử dụng để điều trị các bệnh về bài tiết.

Theo nghiên cứu của Y học hiện đại, trong 100g lá mã đề chứa một lượng vitamin A tương đương với củ cà rốt. Trong lá có chất nhầy, chất đắng, carotin, vitamin C, vitamin K... Đặc biệt, nghiên cứu trên tạp chí Ethnopharmacology (Anh) đã chỉ ra rằng flavonoids trong cỏ mã đề có thể ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Trong y học cổ truyền Việt Nam, mã đề được dùng làm Thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam... Dân gian từ lâu cũng truyền tai nhau phương pháp uống nước mã đề để cai nghiện Thuốc lá, đem lại hiệu quả chỉ trong một thời gian ngắn.

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội): Trong Đông y, mã đề có vị ngọt, tính lạnh, đi vào các kinh, can, thận và bàng quang; tác dụng chữa đái rắt, ho lâu ngày, viêm khí quản, tả, lị, nhức mắt, đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, lợi tiểu...

Dù cỏ mã đề có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh nhưng cần phải sử dụng đúng cách, đúng liều lượng thì mới tốt.

7 bài Thuốc từ cỏ mã đề được lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ:

1. Trị tiêu chảy

Cách làm: Chuẩn bị 1-2 nắm mã đề tươi, 1 nắm rau má tươi, 1 nắm cỏ nhọ nồi tươi. Mỗi ngày 1 thang sắc đặc uống.

2. Trị đi tiểu ra máu:

Cách làm: Lá mã đề 12g và ích mẫu thảo 12g. Mang giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

3. Trị ho, tiêu đờm

Cách làm: Mã đề 10g, cát cánh 2g và cam thảo 2g. Mỗi ngày sắc uống một thang.

4. Trị viêm phế quản

Cách làm: Dùng 6 - 12g hạt mã đề sắc uống nhiều lần trong ngày (có thể kết hợp với thân mã đề).

5. Trị chứng nóng gan mật và người nổi mụn

Cách làm: Một nắm lá mã đề tươi và một miếng gan lợn tầm bằng bàn tay.

- Cả 2 thứ mang thái nhỏ xào hoặc nấu canh, nêm mắm muối vừa ăn để dùng trong buổi cơm trưa từ 6 - 7 ngày sẽ khỏi.

Có thể dùng một ít rau mã đề tươi giã nhuyễn đắp vào chỗ bị mụn, dán băng dính lại.

Lưu ý dùng thức ăn này phải kiêng đồ cay nóng, không cà phê hay uống rượu.

6. Trị chứng hay chảy máu cam

Cách làm: Rau mã đề tươi mang rửa sạch và giã nát, tẩm vào ít nước, vắt lấy nước cốt uống. Người chảy máu cam nằm yên trên giường để gối cao đầu, bã mã đề thì đắp lên trán, nếu chảy nhiều cần dùng bông sạch nút bên mũi chảy.

Uống khoảng vài ngày, chứng hay chảy máu cam sẽ đỡ dần rồi khỏi hẳn.

7. Trị đau mắt đỏ

Cách làm: 15g mã đề tươi, 15g kinh giới, 20g lá dâu, và 10g cúc hoa. Sắc nước uống 3 lần trong ngày. Uống liên tục 3-5 ngày.

Lưu ý quan trọng trước khi sử dụng cỏ mã đề làm Thuốc trị bệnh

Lương y Bùi Đắc Sáng khuyến cáo, bệnh nhân trong thời gian sử dụng bài Thuốc từ cỏ mã đề cần chú ý kiêng dùng các chất kích thích, gây nóng như rượu, bia, cà phê… kẻo gây ra tác dụng phụ.

Trước khi áp dụng những bài Thuốc trên cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ, lương y có chuyên môn để được kê liều lượng phù hợp với bệnh trạng và thể chất của mỗi người. Phụ nữ mang thai, người già có thận kém phải thận trọng khi sử dụng.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/co-mot-loai-co-moc-dai-o-viet-nam-nhung-tri-benh-cuc-tot-vua-giup-cai-nghien-thuoc-la-lai-la-than-duoc-tri-triet-de-7-benh-vat-cho-tre-em-phu-nu-2020082612330678.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Mít không chỉ là thứ quả thơm ngon mà còn có nhiều công dụng chữa bệnh như giải rượu, tăng tiết sữa, chữa hen suyễn...
  • Ngoài việc được dùng trong bữa ăn hằng ngày, rau mồng tơi còn được sử dụng trong một số bài Thu*c chữa bệnh như: táo bón, đái rắt, chứng ngực bồn chồn, đầy tức và cầm máu, giúp vết thương mau lành...
  • Không thể phủ nhận những công dụng của trứng vịt lộn, nhưng khi sử dụng thực phẩm này, bạn cần có hiểu biết đầy đủ về cái lợi và hại để có cách dùng, cách ăn sao cho có lợi nhất.
  • Hạt sen vừa là món ngon vừa là bài Thu*c chữa bệnh. Để dùng hạt sen chữa bệnh đạt hiệu quả nhất bạn nên lưu ý một số vấn đề sau...
  • Theo Đông y, lươn (thiên ngư) có vị ngọt, tính ấm, không độc, tác dụng bổ gan, tỳ, thận, thích hợp với thể trạng nhiệt, rất tốt cho người gầy yếu, xanh xao, phụ nữ sau khi sinh bị suy nhược, khí huyết không điều hòa.
  • Theo y học cổ truyền, hạt lười ươi có vị ngọt, nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi yết hầu, thanh trường thông tiện.
  • Cháu nhà em được 5 tuổi, cháu thường hay bị chảy máu mũi. Xin BS cho biết nguyên nhân và cách phòng bệnh này.
  • Xin hướng dẫn cho tôi cách xử trí khi bị chảy máu cam?.
  • Cai nghiện Thuốc lá là một quá trình đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, ý chí và quyết tâm của bản thân người nghiện cũng như sự ủng hộ của những người xung quanh. Mặc dù không dễ dàng, nhưng nhiều người đã thành công. Bên cạnh những biện pháp giúp khắc phục các triệu chứng khi cai nghiện Thuốc lá, hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện những dòng sản phẩm hỗ trợ giúp quá trình cai nghiện trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Chảy máu cam Đông y gọi là “Tỵ nục”- một trong những chứng “nục huyết”, bệnh phát sinh do huyết nhiệt vong hành nghĩa là huyết phận có nhiệt gây nên.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY