Uống nước dừa khi mang thai được cho là tốt cho sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến trái chiều rằng loại trái mát lành này có mang lại những tác dụng phụ gì khi người có thai uống thường xuyên hay không là thắc mắc của nhiều chị em.
Nước dừa chứa nhiều clorua, canxi, chất điện giải, riboflavin, vitamin C và magie. Loại thức uống này được xem là nguồn dinh dưỡng quan trọng vô cùng bổ ích mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Uống nước dừa trong thai kỳ được các chuyên gia nói rằng chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi.
Nước dừa mang lại lợi ích gì, uống nước dừa khi mang thai có tốt không?
Dưới đây là một số lợi ích của nước dừa đối với phụ nữ mang thai:
Trong nước dừa chứa lượng đường, natri và protein ở mức tương đối vừa phải. Khi phụ nữ ốm nghén, buồn nôn và tiêu chảy khiến cơ thể mất nước thì nhu cầu bù điện giải lại càng tăng. Có tất cả 5 loại chất điện giải cần thiết có trong nước dừa gồm: natri, canxi, khoáng chất, kali và phốt pho. Vì thế, nước dừa sẽ bổ sung lượng nước và chất điện giải cần thiết hàng ngày theo nhu cầu của cơ thể. Những chất điện giải này sẽ hỗ trợ tích cực cho các hoạt động cơ bắp, giúp duy trì độ pH, kiểm soát huyết áp trong thai kỳ.
Thai phụ có thể xuất hiện dấu hiệu ợ nóng, táo bón và khó tiêu. Nước dừa sẽ giúp tăng hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón, duy trì và điều chỉnh độ pH về mức hợp lý. Nước dừa cũng giúp cải thiện sự trao đổi chất và hỗ trợ thải độc cho cơ thể. Với tính chất hỗ trợ trung hòa axit tự nhiên, loại nước này cũng giúp làm dịu và ngăn ngừa chứng ợ nóng ở thai phụ.
Khả năng miễn dịch của cơ thể có thể được tăng cường nhờ việc uống nước dừa thường xuyên. Chúng cũng được xem là loại Thu*c lợi tiểu tự nhiên giúp kích thích việc đi tiểu nhờ sự có mặt của kali, magiê và các khoáng chất khác. Đường tiết niệu sẽ được làm sạch và thải trừ độc tố. Vì thế uống nước dừa thường xuyên có thể ngăn ngừa sỏi thận và nhiễm trùng đường tiết niệu, từ đó làm giảm hiệu quả nguy cơ sinh non.
Có rất ít chất béo và calo trong nước dừa. Vì thế, uống nước dừa sẽ giúp chị em duy trì cân nặng ổn định khi mang thai. Nước dừa sẽ kiểm soát tổng lượng calo tiêu thụ và hạn chế cơn đói trong thai kỳ.
Là loại quả giàu vitamin, khoáng chất cũng như các chất chống oxy hóa cần thiết, nhờ thế nước dừa giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, giúp bảo vệ mẹ và bé khỏi nguy cơ bệnh tật. Axit lauric có nhiều trong nước dừa sẽ chịu trách nhiệm sản xuất ra loại axit monolaurin giúp chống lại bệnh tật, chúng sẽ tìm và tiêu diệt vi khuẩn có hại, đồng thời ngăn ngừa cúm, HIV và giữ lại vi khuẩn tốt.
Câu trả lời là: CÓ. Việc duy trì thói quen uống nước dừa trong giai đoạn ba tháng đầu thai kỳ có thể giúp thai phụ giảm bớt các cơn ốm nghén, đồng thời giảm cảm giác mệt mỏi do thiếu nước và các chất điện giải.
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng trong nước dừa chứa các hoạt tính sinh học, các chất dinh dưỡng và các yếu tố giúp thúc đẩy tăng trưởng kích thước thai.
Nếu thai phụ có mức điện giải thấp sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp khi gần sinh. Uống nước dừa sẽ giúp cải thiện nồng độ magie,kali và axit lauric trong máu, từ đó hỗ trợ điều chỉnh huyết áp. Nó cũng giúp cải thiện lượng cholesterol tốt và chống lại các cholesterol xấu, giúp duy trì sức co bóp của tim.
Uống đều đặn 1 ly nước dừa mỗi ngày được cho là rất tốt trong tam cá nguyệt cuối, giúp giảm căng thẳng khi chuyển dạ và giúp tăng lượng nước ối và tăng lưu lượng máu lưu thông.
Nước dừa là loại nước uống thơm ngon an toàn khi uống trong thai kỳ. Các vitamin và khoáng chất tự nhiên có trong nó giúp thai phụ ngăn ngừa nguy cơ mất nước, nôn mửa, táo bón hay nhiễm trùng. Mặc dù có rất nhiều lợi ích khi uống nước dừa nhưng dưới đây là 2 điều lưu ý quan trọng bạn cần ghi nhớ:
Điều độ là chìa khóa để giữ gìn sức khỏe. Nước lọc luôn là ưu tiên hàng đầu, chúng ta không thể uống nước dừa để thay thế nước lọc.
Khi dừa vừa chặt ra còn tươi thì nên uống nước của chúng ngay. Tuyệt đối không uống nước dừa để qua đêm hay có mùi lạ.
Đó là trường hợp các mẹ bầu đang gặp vấn đề về đường tiêu hóa như tiêu chảy, rối loạn dạ dày, cảm sốt do hư hàn là lúc thai phụ không nên uống nước dừa. Còn những khi cơ thể bình thường, khỏe mạnh thì việc uống nước dừa với lượng vừa đủ đều đặn giúp chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Ngoài ra, tiêu thụ lượng nước dừa quá mức dễ dẫn đến việc có quá nhiều kali trong máu, đây được gọi là tăng kali máu.Tình trạng tăng kali máu có thể dẫn đến những thay đổi về nhịp tim, thậm chí gây Tu vong. Khi mang thai, mất cân bằng điện giải cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng hơn.
Chị em có thể uống nước dừa bất cứ lúc nào trong ngày trừ buổi chiều tối. Nhưng thời điểm được cho là tốt nhất để uống nước dừa là lúc buổi sáng. Khi đó, các chất dinh dưỡng và điện giải có thể được hấp thụ dễ dàng khi dạ dày đang hoạt động khỏe.
Uống bao nhiêu nước dừa khi mang thai là điều gây nhiều tranh cãi. Lượng tiêu thụ nước dừa lý tưởng nhất là một ly 250-300ml mỗi ngày giúp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu hàng ngày cho cơ thể.
Bên cạnh các lợi ích từ nước dừa thì các chế phẩm khác từ dừa như: dầu dừa, nước cốt dừa hay cơm dừa cũng mang đến nhiều lợi ích cho thai phụ trong giai đoạn mang thai.
Trả lời: Vẻ đẹp và màu da của con bạn sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố di truyền. Uống nước dừa sẽ không làm cải thiện màu da hay vẻ đẹp của con bạn trong tương lai.
Trả lời: Độ chắc khỏe cũng như kết cấu tóc của bé phụ thuộc nhiều vào các yếu tố di truyền từ cha mẹ. Chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng việc uống nước dừa sẽ có bất kỳ tác động nào đến sự phát triển tóc của bé.
Trả lời: Nước dừa sẽ không tạo ra các axit dạ dày trong thai kỳ. Độ axit nguyên nhân là do sự giãn nở của ổ bụng làm cản trở quá trình tiêu hóa của mẹ.
Trả lời: Không có bất kỳ mối quan hệ nào giữa việc uống nước dừa thường xuyên gây ảnh hưởng đến kích thước đầu của bé.
Trả lời: Thực chất là không có bất kỳ loại thức uống nào thay thế được nước lọc, kể cả nước dừa. Do đó, chị em phải uống ít nhất 8-10 ly nước lọc mỗi ngày để đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Việc uống nước dừa khi mang thai là rất tốt, giúp bổ sung dưỡng chất cho thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, nước dừa không thể giúp thay thế hoàn toàn nước lọc. Chị em cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý để cả thai phụ và thai nhi được phát triển khỏe mạnh nhất.
Lạ Đặng | Theo Phụ nữ sức khỏe
https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/co-nen-uong-nuoc-dua-khi-mang-thai-hay-khong-363533.html
Theo Phụ Nữ Sức Khỏe
Link bài gốc
Copy link
https://phunusuckhoe.vn/phu-nu-va-gia-dinh/co-nen-uong-nuoc-dua-khi-mang-thai-hay-khong-363533.htmlChủ đề liên quan:
có được uống nước dừa khi mang thai có nên uống nước dừa khi mang thai mang thai uống nước dừa được không uống nước dừa khi mang thai uống nước dừa khi mang thai có tốt không uống nước dừa khi mang thai tháng cuối uống nước dừa khi mang thai tháng đầu vì sao không nên uống nước dừa khi mang thai