Cây thuốc quanh ta hôm nay

Có nên uống nước sắc lá cây trị đau khớp?

Cây xấu hổ, cây lá lốt và đinh lăng - 3 loại cây này sắc uống cùng trị đau khớp có được không, thưa bác sĩ?

Nguyễn Thị Ngọc Hiền (ngochien416@gmail.com)

Các cây bạn ghi trong thư đều có trong sách “Những cây Thu*c và vị Thu*c Việt Nam” của cố giáo sư Đỗ Tất Lợi. Theo sách thì cây mắc cỡ (cây xấu hổ) và lá lốt là những vị Thu*c xếp vào nhóm chữa các bệnh tê thấp - đau nhức xương; còn đinh lăng được xếp vào nhóm Thu*c bổ dưỡng. Sau đây là một số cách dùng các vị Thu*c trên trong nhân dân đã có từ lâu để bạn tham khảo.

Cây đinh lăng: Lá đinh lăng non dùng để ăn sống với nem hoặc gỏi, có nơi dùng lá đinh lăng sao hoặc phơi khô nấu nước uống hằng ngày thay nước chè,... Chữa vết thương bầm đau: giã nát lá đinh lăng đắp lên; Rễ đinh năng phơi khô thái mỏng 0,5g thêm 100ml nước, đun sôi trong 15 phút, chia 2-3 lần uống trong ngày chữa mệt mỏi, hoặc rễ đinh lăng 30-40g, thêm 500ml nước sắc còn 250ml uống nóng. Uống liền 2-3 ngày, vú hết nhức, sữa chảy bình thường chữa thông sữa, vú căng sữa. Lá lốt dùng làm gia vị, cả cây được sắc nước uống chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay, chân,... Ngày dùng 5-10g lá phơi khô hay 10-30g lá tươi sắc lấy nước uống 2-3 lần trong ngày, hoặc dùng dưới dạng Thu*c sắc rồi cho ngâm chân hay tay đổ mồ hôi. Để chữa chân tay đau nhức dùng: lá lốt, rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi, rễ cỏ xước, tất cả đều dùng tươi thái mỏng sao vàng, mỗi vị đều bằng nhau 15g khô, sắc với 600ml nước còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.

Cây xấu hổ có tác dụng chống mất ngủ, giảm đau. Hằng ngày dùng lá cây xấu hổ 6-12g sắc nước uống trước khi đi ngủ. Rễ cây xấu hổ được dùng chữa bệnh nhức xương. Rễ cây xấu hổ thái mỏng phơi khô, ngày dùng 120g rang sau đó tẩm rượu 35-40 độ rồi lại rang khô. Thêm 600ml nước sắc còn 200-300ml, chia 2-3 lần uống trong ngày. Thường dùng 4-5 ngày thấy kết quả.

Tuy nhiên, cả ba thứ này cùng sắc với nhau thì tác dụng của nó chưa có sách nào ghi cụ thể về liều lượng khi phối hợp với nhau. Do đó, theo tôi bạn không nên tự ý dùng. Nếu đau bạn có thể áp dụng các bài Thu*c như nói trên cho an toàn. Nếu không đỡ mà bạn muốn dùng Thu*c nam để điều trị đau khớp thì nên đi khám phòng mạch để được bắt mạch kê đơn dùng đúng bệnh

Lưu ý, đã có nhiều trường hợp tự ý dùng Thu*c dẫn đến ngộ độc.

BS. Đỗ Minh Hiền

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-co-nen-uong-nuoc-sac-la-cay-tri-dau-khop-45414.html)
Từ khóa: đau khớp

Chủ đề liên quan:

đau khớp nước sắc trị đau khớp

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, bướm bạc có vị hơi ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải biểu, khai uất, hòa lý, lương huyết, tiêu viêm. Dân gian nước ta dùng nó làm Thuốc giảm đau, trị ho, bạch đới, tê thấp.
  • PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho PV báo Sức khỏeĐời sống điện tử biết, bệnh viêm khớp tưởng chừng chỉ xảy ra ở người lớn nhưng với trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh. Y học gọi đó là viêm khớp thiếu niên, thậm chí ở những trẻ nhỏ hơn lứa tuổi thiếu niên, chỉ từ 2-3 tuổi.
  • Chỉ coi là có bệnh gút khi tăng acid uric máu đi kèm với sự lắng đọng acid uric và gây tổn thương ở khớp hay những tổ chức khác.
  • Việc lạm dụng hay hiểu sai về Thu*c chống viêm, giảm đau hiện nay khiến người bệnh xương khớp “diệt” luôn cả tuyến thượng thận và nhiều cơ quan khác trong cơ thể
  • Khớp có cấu tạo để chịu được trọng lực lớn. Mỗi bao khớp chứa đầy chất lỏng hoạt dịch đệm và nuôi dưỡng sụn.
  • (Mangyte) - Tôi 46 tuổi, bị viêm xoang mạn và đã dùng Thông xoang tán được 5 hộp. Hiện tại, tôi còn bị bệnh khớp.
  • Sau khi khảo sát 1.600 nhân viên văn phòng, các nhà khoa học Anh thuộc Tổ chức chăm sóc sức khỏe Nuffield Health đã phát hiện hơn 1/4 bị đau khớp gối triền miên.
  • Tôi bị đau khớp đã nhiều năm rồi, uống đủ các loại Thuốc mà vẫn chưa hết bệnh. Tôi nghe nói có phương pháp Shiatsu điều trị đau khớp rất hay. Mangyte có thể cho biết về phương pháp này? Nếu tôi muốn điều trị thì đến đâu? Xin cám ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Đông Mai - tranthi…@gmail.com)
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Viêm khớp có thể do chấn thương; do sử dụng quá mức ổ khớp; do bệnh lý hoặc do tuổi già (lão hóa)... Thường người bệnh có các triệu chứng như: sưng, đỏ, nóng, đau, cứng khớp và giới hạn biên độ hoạt động của khớp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY