Tuy nói tết đến xuân sang là dịp để vui vẻ, để xõa, nhưng chú ý trong chuyện ăn uống những ngày này cũng là điều rất quan trọng. ngày tết, ắt hẳn nhà nào cũng sẽ làm một mâm cơm phong phú, đủ các loại mỹ vị trên đời, cá lớn, thịt nhiều, tôm to, bánh chưng lớn… là điều thường thấy, nhưng cái gì nhiều quá cũng chưa chắc đã tốt.
Trong dịp lễ hội mùa xuân, tránh ăn quá nhiều thức ăn có hàm lượng calo cao và khó tiêu hóa, nhất là đối với người già, trẻ em và người có sức khỏe yếu, những người này có chức năng tiêu hóa kém, ăn nhiều thức ăn như vậy, chắc chắn sẽ gây khó chịu cho cơ thể. Đối với người huyết áp cao, mỡ máu cao, đường huyết cao thì càng cần kiểm soát việc ăn nhiều thức ăn nhiều calo.
Tết đến, rượu bia là điều không thể tránh khỏi, nhưng hãy nhắc nhở mình uống theo tửu lượng của từng cá nhân! Uống rượu quá mức không chỉ gây hại cho dạ dày và gan, mà nó thậm chí có thể đe dọa tính mạng trong những trường hợp nghiêm trọng,
Tết đến, tình trạng thức ăn thừa là không thể tránh khỏi, tuyệt đối không nên ăn thức ăn thừa đã được đun đi đun lại quá nhiều lần! Đâm đầu vào ăn chỉ vì tiếc rẻ sẽ rất có hại cho hệ tiêu hóa.
1. Trẻ em đừng ăn quá nhiều thạch và các món khó tiêu? Thực phẩm có quá nhiều phẩm màu nhân tạo cũng không được ăn quá nhiều.
2. Trong dịp Tết, mọi người thường chơi đến khuya hoặc thậm chí chơi thâu đêm, trong thời gian này, chúng ta thường hay ăn đêm, vì ban ngày ăn uống cũng đủ phong phú rồi nên bữa đêm tốt nhất hãy chỉ ăn nhẹ, tránh tạo gánh nặng cho dạ dày, uống chút sữa thôi là được!
3. Thực tế là những thực phẩm dầu mỡ trong dịp Lễ tết thường chiếm đa số. Vì vậy mà bánh kẹo hay hoa quả nên có tác dụng điều hòa khí trong cơ thể, tiêu trừ mỡ, hạ hỏa… chẳng hạn như táo, chuối… hạt hướng dương, đậu phộng. Ăn ít sô cô la lại. Ô mai, ăn một lượng thích hợp là đủ.
4. Gia đình, bạn bè tụ họp, uống rượu luôn là điều không thể tránh khỏi, nhưng điều quan trọng là không được say xỉn, uống quá nhiều có thể gây tê liệt ý thức và các giác quan cơ thể, dẫn đến ngộ độc rượu và gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuyệt đối nhớ, đã uống rượu, tuyệt đối không lái xe.
5. Uống trà đúng cách có thể làm tăng thêm hương vị, tốt cho hệ tiêu hóa, có lợi cho cơ thể và tâm trí. Tuy nhiên, không nên uống nhiều trà đặc.
6. Tránh ăn quá no, nhất là bệnh nhân bị viêm túi mật và bệnh dạ dày, nếu ăn quá no, hãy uống các loại Thu*c có lợi cho tiêu hóa.
7. Bệnh nhân viêm loét dạ dày cần chú ý uống ít sữa! Uống nhiều sữa và các Thu*c kháng axit có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như hội chứng sữa kiềm. It uống rượu mạnh, tránh uống cà phê, hạn chế ớt và các thức ăn gây kích thích có thể kích thích mạnh tiết axit dạ dày.
8. Chú ý vệ sinh thực phẩm. Trong dịp lễ Tết, không nên hâm lại thức ăn quá nhiều lần vì dễ gây tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa và các triệu chứng ngộ độc thực phẩm khác!
10. Vì hầu hết các chế độ ăn uống trong dịp Lễ Tết đều tương đối phong phú, nên tránh một số thói quen ăn uống gây hại cho lục phủ ngũ tạng! Ăn cà chua trước bữa ăn dễ làm tăng axit trong dạ dày và gây ợ chua, nếu muốn ăn, hãy ăn sau bữa ăn, vì axit trong dạ dày đã được trộn lẫn với thức ăn nên nồng độ sẽ giảm đi, do đó có thể tránh được các triệu chứng như đau bụng hay khó chịu. Rau xanh dùng để nấu sẽ sinh ra nhiều nitrit nếu bảo quản quá lâu, vì vậy, rau bảo quản đã quá lâu thì nên bỏ đi, cũng đừng nấu rau quá chín dừ.
Ngoài ra, một số bệnh nhân trung niên và cao tuổi có thói quen xấu là dừng Thu*c trong mùa lễ hội! Các bệnh nhân mắc các bệnh như tim mạch, mạch máu não… cần tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc "uống Thu*c như bình thường ". Tự ý ngừng Thu*c mà không được phép có phải là hành vi vô trách nhiệm với sức khỏe của bản thân!
Xã hội hiện đại, ngày nào cũng có thể được ăn thịt cá, người ta không còn quá trông chờ đến Tết để được ăn ngon nữa, nhưng thịt gà, hay các loại thịt vẫn là chủ đạo trên bàn ăn ngày Tết. Và đương nhiên, ăn quá nhiều thịt dễ khiến hệ tiêu hóa bị quá tải và gây khó tiêu, thậm chí có thể gây tái phát một số bệnh cũ mãn tính của bệnh nhân, do đó, đối với các món thịt nên dùng cá, tôm, thịt gia cầm ít mỡ như cá biển sâu, thịt cừu, ngỗng, vịt… có hàm lượng axit béo không no cao.
Chú ý kết hợp với các món rau, chọn các loại rau có khả năng chống oxy hóa mạnh và chất diệp lục, chứa nhiều Vitamin C, các loại rau có hàm lượng cellulose cao như cần tây, bắp cải tím, cải bẹ xanh, cải bó xôi, ớt xanh, cà chua, dưa chuột, củ cải, nấm, các loại củ, đậu, các loại ngũ cốc... Những loại rau này giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể con người, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, khiến một số chất độc hại sinh ra từ quá trình chuyển hóa protein động vật trong cơ thể được thải ra ngoài nhanh hơn.
Nguyên tắc chung của khẩu phần là đạm động vật và đạm thực vật: rau: nấm nên theo tỷ lệ 1: 1: 1. Cần đảm bảo đa dạng thức ăn và đáp ứng nhu cầu khẩu vị! Ăn cà rốt, hạt để giảm sự xuất hiện của táo bón. Ngoài ra, hãy ăn nhiều thực phẩm giúp hỗ trợ tiêu hóa, chẳng hạn như củ cải. Nước ép đu đủ có chứa các enzym có thể đẩy nhanh quá trình phân hủy protein động vật, thúc đẩy chuyển hóa chất béo. Rượu vang, nước ép sơn tra cũng có tác dụng tốt cho việc tiêu hóa. Sữa chua rất giàu men vi sinh, nó khá hiệu quả trong việc cải thiện chức năng đường ruột và ngăn ngừa táo bón.
Trong cách nấu cũng cần phải lưu ý. Lời khuyên đó là, rau nào có thể ăn sống được thì đừng nấu, có thể trộn được thì đừng xào, tránh sự phá hủy các vitamin trong quá trình đun nóng. Các món thịt nên ăn hấp, luộc hoặc hầm, bớt chiên rán lại. Chủ trương duy trì hương vị ban đầu của thực phẩm, tươi ngon và sảng khoái, giảm dầu, muối, đường. Rau để ăn sống hãy rửa thật sạch, ngâm muối kĩ càng.
Trong dịp Lễ Tết, rượu bia là hai thứ không thể thiếu, vì vậy hãy cố gằn kiểm soát lượng rượu mình uống, đồng thời chọn loại rượu để uống.
Sau khi uống rượu, rượu có thể được hấp thụ trực tiếp từ niêm mạc dạ dày vào máu, vì vậy, uống rượu lúc đói rất có hại, không những dễ say mà còn gây kích ứng thực quản và niêm mạc dạ dày, gây bong tróc niêm mạc và chảy máu. Hơn 90% rượu được chuyển hóa qua gan, gây ra rối loạn chuyển hóa tế bào gan. Uống rượu quá nhiều rất hại gan, đặc biệt là đối với những người bị viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan, gan nhiễm mỡ… những người mắc các bệnh nền này không nên uống quá nhiều rượu.
Bệnh nhân cao huyết áp và có bệnh tim mạch vành không nên uống quá nhiều rượu, nếu không có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, thậm chí gây ra các tai biến về tim mạch và mạch máu não. Ngoài ra, việc uống nhiều rượu gây hại cho trí nhớ, khiến khả năng phán đoán bị tổn thương nghiêm trọng. Uống quá nhiều rượu có thể gây ra tình trạng nói ngọng, nhìn mờ, nếu cơ thể mất thăng bằng, người say rượu rất dễ bị T*i n*n do khả năng phán đoán và phản ứng giảm sút, thậm chí có thể phạm tội vì bất tỉnh và mất lý trí. Vì vậy, tốt nhất nên ăn một số loại trái cây hoặc đồ ăn nhẹ trước khi uống rượu để làm chậm quá trình hấp thụ rượu, ngăn chặn tác hại của nó đối với màng nhầy của đường tiêu hóa và tránh việc mất kiểm soát khi uống.
Trên đây là một vài chú ý trong chuyện ăn uống vào dịp lễ tết. tết đến xuân về, tuy vui vẻ là quan trọng, nhưng sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh lại càng quan trọng hơn. ghi nhớ những điều này để có một cái tết thật lành mạnh, vui vẻ, một năm mới dồi dào sức khỏe hơn nhé!