Tai , Mũi , Họng hôm nay

Có phải hỉ mũi nhiều dẫn đến viêm tai giữa?

Sau khi uống Thu*c thì em đỡ ho nhưng sổ mũi và ù tai vẫn còn. Ù tai như vậy có nguy hiểm không và vì sao sổ mũi vẫn không giảm?

Thưa bác sĩ,

Em (23 tuổi, nhân viên văn phòng) em bị cảm cúm, sổ mũi, uống Thu*c cảm Decolgen, có giảm sốt nhưng vẫn sổ mũi nặng và ù tai.

Em khám tại BV Tai Mũi Họng, BS chẩn đoán do hỉ mũi nhiều nên bị viêm tai giữa, viêm mũi xuất tiết và kê đơn như sau:1/ R-tist 300mg (Cefdinir)2/ Sterimar (lọ xịt)3/ Zeefexo 120mg (Fexofenadin)4/ Ulsotac 40mg5/ Medrol 16 mg6/ Paratriam 200mg (Acetylcystein) - gói uốngEm uống Thu*c vẫn không bớt.

Hai đêm sau đó, em ho nhiều, có đàm nên đi khám phổi tại BV Đại học Y Dược, BS cho thêm Thu*c Toplexil và yêu cầu ngưng uống Medrol.

Giờ em đỡ ho nhưng sổ mũi và ù tai vẫn còn. Hôm nay, tai trái bị ù cả ngày, rất khó chịu.Ù tai như vậy có nguy hiểm không và vì sao sổ mũi vẫn không giảm? Sau khi đi khám bệnh ở BV Tai Mũi Họng về, em rất hạn chế hỉ mũi nhưng vẫn bị tới giờ.Rất mong nhận được hồi âm của bác sĩ!

(Hồng Anh - anhkt...@gmail.com)

Chào bạn,

Qua thư bạn kể lại thì AloBacsi nghĩ rằng bạn đã bị viêm mũi xoang, họng và cấp tính do vi trùng, sau khi nhiễm siêu vi. Vừa qua thời tiết chuyển từ mùa mưa sang mùa khô nên là điều kiện thuận lợi cho các loại siêu vi trùng phát triển.

Thông thường những ngày đầu bạn nhiễm siêu vi trùng hô hấp trên (mũi họng), giai đoạn này nhanh chóng qua mau, đôi khi không cần điều trị gì, với sức đề kháng đã có, người bệnh sẽ bình phục hoàn toàn. Tuy nhiên với bạn, bệnh chuyển nặng hơn, các triệu chứng ngày một tăng lên, đây là giai đoạn bị nhiễm vi trùng.

Tai mũi họng là 3 cơ quan thông thương với nhau, trong đó thông với vòm hầu, mũi qua tai vòi là một ống thông nhỏ hẹp, nên các viêm nhiễm từ vùng này sẽ dễ dàng lan sang vùng khác.

Vùng mũi họng có nhiều mạch máu, nhiều tuyến nhầy, khi viêm gây phản ứng phù nề, xung huyết, tăng tiết đờm nhớt, làm nghẹt mũi, sổ mũi, làm hẹp tai vòi. Điều này càng trầm trong thêm nếu xì mũi mạnh quá sẽ đẩy dịch tiết vào vòi nhĩ, dẫn tới hạn chế sự thông khí, hoặc tắc vòi nhĩ hoàn toàn, gây ù tai, hậu quả làm thanh dịch hay mủ.

Viêm tai, mũi, xoang họng cấp của bạn được BS điều trị bằng Thu*c kháng sinh diệt vi trùng, kháng viêm chống phù nề, loãng đờm bằng Thu*c uống và xịt giúp dẫn lưu dịch nhầy. Việc điều trị cần phải theo dõi khả năng đáp ứng của Thu*c, diễn tiến bệnh lý, biến chứng ...

Hiện tại bệnh lý giữa, viêm mũi xoang, họng vẫn chưa thoái lui, bạn nên tiếp tục tái khám và điều trị tại chuyên khoa Tai mũi họng, BS sẽ điều chỉnh Thu*c theo tình trạng bệnh cụ thể. Bạn phải điều trị cho tới khi khỏi hẳn, tránh chuyển thành viêm mạn tính sẽ gây nhiều biến chứng và ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ngoài ra, bạn cần phải nâng cao thể trạng bằng: chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, vitamin..., nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện, tránh khói bụi, ô nhiễm, tránh để nhiễm lạnh, nhiễm nóng đột ngột... tránh nơi tụ tập đông người.

Chúc bạn sớm bình phục!

BS-CK1 TMH Nguyễn Hồng Dũng - AloBacsi.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/co-phai-hi-mui-nhieu-dan-den-viem-tai-giua-n73555.html)

Tin cùng nội dung

  • Chóng mặt, ù tai thuộc phạm vi chứng huyễn vựng của y học cổ truyền. Nguyên nhân là do can thận âm hư...
  • Theo Ðông y, nguyên nhân viêm tai giữa do phong nhiệt và nhiệt độc gây ra. Sau đây là một số bài Thuốc trị theo từng thể.
  • Trời chuyển lạnh, không khí khô hanh cộng với môi trường ô nhiễm làm nhiều người sáng sớm ngủ dậy thấy ngứa mũi, chảy nước mũi, hắt hơi kèm theo ho và đau họng.
  • Theo y học cổ truyền, rau mùi tàu có vị cay hơi đắng, thơm, tính ấm, có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, kiệm tỳ, hành khí tiêu thũng, giảm đau.Rau mùi tàu thường được sử dụng làm gia vị giúp ngon miệng, tiêu hóa tốt. Là cây thảo sống hàng năm hay vài năm, có thân mọc đứng, phân nhánh ở ngọn, cao 15 - 50 cm.
  • Đông y gọi quả rau ráng là chử thực tử. Có vị ngọt, mát đi vào 2 kinh: tâm, tỳ có tác dụng thanh can, bổ thận, mạnh gân cốt, sáng mắt dùng tốt cho người có tuổi.
  • Viêm tai giữa mạn tính là tình trạng tổn thương lớp niêm mạc của các bộ phận trong tai giữa gây chảy mủ tai dẫn đến nghe kém. Bệnh xảy ra sau những đợt viêm tai giữa cấp không được điều trị đúng cách. Người bệnh cần được khám chuyên khoa và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của thầy Thu*c. Bên cạnh đó có thể áp dụng một số bài Thu*c Đông y hỗ trợ và dự phòng tái phát như sau:
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
  • Bệnh cúm thường gặp trong mùa đông - xuân, y học hiện đại xếp loại bệnh do virut, bệnh dễ gây biến chứng viêm phổi, viêm tai giữa... và dễ lây lan trong cộng đồng. Đông y gọi cúm là cảm mạo phong nhiệt - cảm mạo truyền nhiễm. Phong nhiệt xâm phạm vào phần da, phế; làm mất công năng tuyên giáng của phế, kết hợp vệ khí bị trở ngại phát sinh các chứng ho, sốt, sợ gió, không sợ lạnh, mũi khô, mạch phù sác.
  • Theo Đông y, cảm cúm có 2 loại là: cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Cảm phong hàn còn gọi cảm mạo, là loại bệnh ngoại cảm, nhiều người mắc phải, gặp ở cả bốn mùa, nhưng mùa đông xuân, thì tỷ lệ người mắc bệnh nhiều hơn, nhất là người cao tuổi và trẻ em.
  • Phòng ngừa cảm cúm là điều cần thiết trong các kì nghỉ hay các ngày làm việc đều suôn sẻ. Các phương pháp và các cách phòng ngừa cảm cúm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY