Mắt hôm nay

Có thể chữa mù mắt bằng tế bào gốc

Những con chuột mù được cấy ghép tế bào cảm quang đã dần cảm nhận được ánh sáng sau 9 tháng.

Kĩ thuật mới cho phép cấy ghép tế bào gốc vào võng mạc người

Thực tế đã chứng minh khả năng điều trị của gốcvô cùng phi thường. Tuy nhiên, một rào cản lớn trong việc cấy ghép là việc đảm bảo phải tồn tại đủ lâu trong cơ thể vật chủ để phát huy hiệu quả. Và các nhà khoa học tại viện nghiên cứu Buck đã tìm ra một phương pháp khắc phục vấn đề này.

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Cell Stem Cell, các nhà nghiên cứu đã đề cập về khả năng phục hồi thị lực dài hạn bằng cách cấy ghép tế bào cảm ứng ánh sáng trên của con người.

Để đảm bảo thành công, họ phải ngăn chặn quá trình đào thải của hệ miễn dịch đối với cấy ghép trên cơ thể người nhận.

Ban đầu, quá trình nghiên cứu nảy sinh một thắc mắc lớn, là liệu các cảm ứng ánh sáng sẽ tự ch*t trước khi kịp thích nghi với cơ thể mới hay sẽ bị hệ miễn dịch loại bỏ ra khỏi cơ thể.

Nhà nghiên cứu Lamba giải thích rằng, các nhà khoa học thiên về ý nghĩ mắt và não không bị ảnh hưởng bởi sự giám sát của hệ miễn dịch. Để làm rõ nghi vấn này, đội ngũ nghiên cứu đã sử dụng một giống chuột, khỏe mạnh nhưng bị thiếu thụ thể miễn dịch đặc chủng được gọi là IL2rγ. Vì thế, hệ miễn dịch của giống chuột này không đào thải được các cấy ghép thêm.

Người ta nhận thấy ở những con chuột này, các được lấy từ tế bào võng mạc của con người đã gia tăng gấp 10 lần, rồi trưởng thành và tích hợp thành công vào võng mạc của chuột.

“Đây thực sự là một tín hiệu đáng khích lệ về việc phục hồi thị lực lâu dài của những con chuột bị mù. Chúng tôi đã nhận thấy khả năng cảm nhận ánh sáng của chúng sau 9 tháng kể từ khi được tiêm mới này”, Lamba nói.

Các tế bào gốc từ bên ngoài nhanh chóng tương thích với cơ thể nhận

Nhận thấy khả năng sống của các cấy ghép, các nhà khoa học tiếp tục tiến hành thử nghiệm độ hiệu quả của phương pháp. Các cảm quang được cấy vào giống chuột mù bẩm sinh và theo dõi sát sao để đo lường mức độ phản ứng đối với ánh sáng và sự phản hồi từ trung tâm não bộ (để kiểm tra xem các tín hiệu từ mắt có được gửi đến não hay không). Kết quả từ quan sát cho thấy những con chuột này có khả năng nhìn thấy trở lại.

“Phát hiện này đem đến rất nhiều hy vọng cho các bệnh nhân về việc tìm ra những cách thức hiệu quả cho liệu pháp sử dụng gốc”, Lamba chia sẻ:“Mặc dù võng mạc thường được biết đến như bộ phận ‘đặc quyền miễn dịch’, nhưng chúng tôi không được coi thường việc đào thải của cơ thể trong việc cấy ghép tế bào”.

Nhóm nghiên cứu vẫn đang tiếp tục sử dụng các loại Thu*c phù hợp để ức ch*t thụ thể IL2ry nhằm ngăn ngừa triệt để sự đào thải khi cấy ghép vào mắt.

“Chúng tôi cũng có khả năng xác định các phân tử nhỏ hoặc các protein tái tổ hợp nhằm cắt giảm hàm lượng hoạt động gamma của thụ thể interleukin 2 hay thậm chí các phản ứng miễn dịch riêng biệt trong mắt. Từ đó, làm gián đoạn quá trình đào thải tế bào”.

“Tất nhiên là kĩ thuật này vẫn chưa hoàn thiện, tuy nhiên chúng tôi đã xác định được hướng đi rõ ràng để công nghệ này ứng dụng vào tương lai, mang lại thị lực cho những người khiếm thị”, Lamba giải thích.

Theo Bảo Uyên - Khám phá

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/co-the-chua-mu-mat-bang-te-bao-goc-n312721.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY