Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Có thể thay đổi dạng Thuốc uống không?

Con gái tôi năm nay 18 tuổi, cháu bị viêm khớp dạng thấp nên phải sử dụng aspirin, nhưng khi dùng Thuốc này cháu bị loét dạ dày.

Trần Thị Minh (Hà Nội)

Aspirin là Thuốc có thành phần là acid acetylsalicylic, thuộc nhóm Thuốc chống viêm, hạ sốt, giảm đau không steroid được sử dụng trị nhiều tình trạng khác nhau trong đó có viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, một bất lợi của Thuốc có thể gây ra, đó là đau, viêm loét đường tiêu hóa và trong trường hợp của con bạn là loét dạ dày.

Cơ chế gây loét được giải thích như sau: Aspirin nói riêng và nhóm Thuốc không steroid nói chung vừa ức chế sự tổng hợp prostaglandin gây viêm  thông qua việc ức chế hoạt động của enzym có tên COX - 2, nên có tác dụng chống viêm giảm đau, nhưng mặt khác các Thuốc này lại ức chế luôn cả enzym có tên COX - 1 nên chúng ức chế sự tạo thành prostaglandin S*nh l* (có tác dụng làm tăng tiết chất nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày) nên các Thuốc này có thể gây viêm loét dạ dày, thậm chí có thể gây xuất huyết. Điểm đáng chú ý, là ngoài tác dụng phụ trên dạ dày do ức chế enzym COX - 1, thì việc tiếp xúc giữa bản thân Thuốc với niêm mạc dạ dày cũng gây nên những tổn thương đáng kể, do vậy các Thuốc này thường được khuyên dùng sau khi ăn no.

Cũng vì đặc điểm đó, hiện nay trên thị trường xuất hiện các loại Thuốc chống viêm có dạng bao tan ở ruột (tức là viên Thuốc không tan rã ở dạ dày mà chỉ tan rã khi đến tá tràng) và chỉ khi đó mới phóng thích dược chất ra để hấp thu vào máu và phát huy tác dụng. Aspirin pH8 là một trong các dạng Thuốc này.

Tuy nhiên, Thuốc bao tan trong ruột chỉ khắc phục được việc hạn chế ảnh hưởng đến dạ dày do tiếp xúc, chứ không làm mất hẳn nguy cơ gây viêm loét dạ dày - tá tràng, do không làm mất đi khả năng ức chế enzym COX - 1. Do vậy, người dùng Thuốc chống viêm giảm đau có bao tan ở ruột, thậm chí dùng dạng tiêm hay dạng viên đặt hậu môn, vẫn có nguy cơ bị viêm loét dạ dày - tá tràng.

Vì thế, chị cần thông báo bất lợi này cho bác sĩ biết, bác sĩ sẽ thay đổi Thuốc khác phù hợp hơn.

ThS. Nguyễn Thu Hiền

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/co-the-thay-doi-dang-thuoc-uong-khong-n179091.html)

Chủ đề liên quan:

dạng thuốc uống không

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY